+
Aa
-
like
comment

Dịch covid 19 đầy khó khăn thách thức nhưng là cơ hội tốt giúp Việt Nam phát huy tính sáng tạo để vươn lên

Đỗ Mạnh - 31/03/2020 18:27

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 dịch Covid 19 xuất hiện khiến cả thế giới lao đao trong đó có Việt Nam.

Các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, hàng không, xuất khẩu lao động và nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các trường học đóng cửa, giao thông đình trệ.

Chắc không ai trong số chúng ta có thể quên ngày 6/3/2020 khi ca nhiểm covid đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội và ngay trong đêm toàn bộ khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa.

Hà Nội đã chứng kiến một cảnh hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử. Sau một đêm hoảng hốt tất cả hàng hóa bỗng chốc trở nên vô cùng khan hiếm.

Các cửa hàng trở nên trống rỗng, người dân đổ xô tìm mua những mặt hàng thiết yếu. Khẩu trang y tế thì không tìm đâu ra, nếu ai đó mua được thì phải mua với giá cắt cổ.

Rất nhanh chỉ trong hai ngày sau những tuyên bố của Chính phủ và sự nỗ lực của Chính quyền Hà Nội các mặt thiết yếu lại lấp đầy những chỗ trống và cơn hoảng loạn của dân chúng tạm thời lắng xuống.

Mặt hàng khẩu trang dần xuất hiện trở lại, đáp ứng nhu cầu của người dân. Các nhà máy Dệt kim Đông Xuân bắt đầu hoạt động hết công xuất, các làng nghề may mặc lập tức chuyển hướng sản xuất tạm thời ngưng may quần áo chuyển sang may sản xuất khẩu trang vải để tung ra thị trường. Với sự chuyển hướng nhanh chóng nên Hà Nội trong một thời gian ngắn không những đáp ứng tốt nhu cầu khẩu trang còn có dự trữ cho những trường hợp cần thiết.

Điều đặc biệt là từ chỉ thị cấm tập trung đông người và vận động hạn chế di chuyển nhằm hạn chế lây lan, thì một số ngành lập tức có những sáng tạo như ngành Giáo dục lập tức có chỉ thị cho cho học sinh học tập online, điều mà trong điều kiện bình thường có mơ cũng không được tổ chức học trên diện rộng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các máy giao dịch tự động (ATM). Đồng thời có biện pháp vệ sinh khử trùng tiền mặt (bó, bao) thu về trước khi nhập kho cuối ngày hoặc trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước… Và theo các chuyên gia tài chính, đây là lúc để khuyến khích người dân tăng cường sử dụng thanh toán điện tử thay vì thói quen dùng tiền mặt. Từ đó sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

Một điều đặc biệt nữa là các cuộc họp giữa Chính phủ với các bộ ngành được tổ chức thông qua các hình thức họp trực tuyến đã được thực hiện một cách thường xuyên hơn. Các thủ tục hành chính công phần lớn được giải quyết thông qua mạng giúp thúc đẩy công nghệ số tăng trưởng chóng mặt.

Điều quan trọng là tư duy của cán bộ bộ các cấp thay đổi một cách thực sự. Ai không chịu thay đổi sẽ phải dừng lại nhường vị trí cho những người có khả năng cập nhật và chịu khó thay đổi.

Covid 19 đến dù rất nguy hiểm nhưng thực tế nó như một đòn bẩy buộc con người phải thay đổi. Các cụ nói cái khó ló cái khôn quả không sai, trong khó khăn con người Việt Nam luôn biết thích nghi một cách linh hoạt và khôn khéo để tồn tại.

Đặc biệt trong tư duy sản xuất ngoài tính linh hoạt phục vụ cho nhu cầu trước mắt, các cấp lãnh đạo luôn tư duy và hướng đến cái lâu dài mang tính chiến lược. Điều này xóa bó hoàn toàn tư tưởng ăn xổi ở thì và mang tính ngắn hạn.

Điển hình là vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong giao ban với Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống covid 19 đã rất vui vẻ thông báo GS Trần Văn Thọ và ông Trần Ngọc Phúc là những tác giả phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản tuyên bố sẽ hỗ trợ sản xuất cho Hà Nội và TP.HCM 2.000 chiếc máy trợ thở, đồng thời hai người sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong nước sản xuất máy trợ thở.

Trong dịch covid 19 những ý tưởng mới luôn được hình thành trong đó ngoài ý tưởng tổ chức họp trực tuyến các công ty còn mạnh bạo áp dụng chế độ làm việc online cho một số công việc đặc thù. Đây được coi là tiến bộ mới trong tư duy quản lý con người vừa ích nước vừa lợi nhà. Việc quản lý con người thông qua chất lượng công việc giúp các tổ chức kiểm soát con người một cách thực chất hơn. Ngoài ra còn góp phần giảm mật độ giao thông do phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác và giải quyết được phần nào nạn tắc đường thường gặp truwowsxc đây trong xã hội.

Hiện nay dịch Covid 19 là thảm họa là thách thức cho loài người nhưng lại là cơ hội để phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. Đây là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn và mạnh bạo áp dụng công nghệ để phát triển bền vững và lâu dài. Với tinh thần lạc quan và cầu tiến của người Việt Nam chúng ta hy vọng đây là cơ hội để cho Việt Nam vượt khó để vươn lên đưa nước nhà phát triển bên vững và thịnh vượng.

Đỗ Mạnh

Bài mới
Đọc nhiều