+
Aa
-
like
comment

Dịch Covid-19: Có Chính phủ nào như Việt Nam không?

Đặng Trường - 25/02/2020 10:37

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 16 người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh. Như vậy, từ ngày 13/2/2020 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh mới và Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chữa khỏi cho 100% bệnh nhân nhiễm Covid-19. Để có được thành quả phải nói đến nỗ lực “chống dịch như chống giặc” của các cấp chính quyền và nhân dân cả nước trong nhiều tháng qua. Đó là điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt trong tác phòng chống dịch bệnh giữa Việt Nam và các quốc gia có người tử vong do virus Corona.

16 ca nhiễm virus Corona ở Việt Nam đã được điều trị khỏi, trong khi đó Hàn Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, chưua kể người dân Hàn Quốc đang biểu tình để yêu cầu Chính phủ có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch.

Sáng ngày 20/2/2020, bệnh nhi 3 tháng tuổi, có lẽ là một trong những bệnh nhân nhỏ tuổi nhất thế giới nhiễm virus corona được xác định đã hết bệnh và xuất viện. Trước đó, nam bệnh nhân người Vũ Hán 66 tuổi nhiễm corona với nhiều thứ bệnh khác trên người, kể cả tiểu đường type 2 cũng đã được chữa khỏi ở Việt Nam. Trước khi xuất viện, người đàn ông này còn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới đội ngũ y, bác sỹ và cảm thấy thật may mắn khi được điều trị ở Việt Nam. Ngẫm lại mà xem, trẻ nhỏ, người già là nhóm người có sức đề kháng kém hơn hẳn người trưởng thành. Một khi mắc bệnh, họ rất dễ tử vong. Vậy mà sau một thời gian điều trị ngắn, họ đã bình phục hoàn toàn và xuất viện. Điều này chứng tỏ ngành Y tế Việt Nam đã có phác đồ điều trị dịch bệnh Covid-19 rất hiệu quả.

Đến nay, chưa có bệnh nhân nào tử vong ở Việt Nam. Trong khi đó, những bệnh nhân tử vong vì virus Corona bên ngoài Trung Quốc liên tiếp xuất hiện. Tính đến ngày 24/2, có 32 nạn nhân không thể vượt qua được virus Corona đều là những người ở các quốc gia được cho là có nền kinh tế và điều kiện tốt hơn hẳn Việt Nam là Nhật Bản, Pháp, Ý, Philippines, Đài Loan, Hong Kong và Iran.

Sau 10 ngày cách ly và điều trị, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam (bé N.G.L, 3 tháng tuổi) nhiễm Covid-19 đã ra viện sáng 20/2 trong tình trạng khoẻ mạnh. Công tác phòng, chống dịch của Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao.

Hình ảnh đường phố thủ đô Seoul Hàn Quốc lúc này, một vẻ vắng lặng neo người. Tổng số người nhiễm virus Corona ở đất nước này đã tăng lên cho số 763 người, chưa kể 10.000 người nghi nhiễm. Mới ngày hôm qua thôi, hàng nghìn người đã biểu tình để yêu cầu Chính phủ có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch bênh Covid-19 (như Việt Nam) nhưng có lẽ, Chính phủ Hàn Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh lây lan. Sau Hàn Quốc, có lẽ Nhật Bản cũng đang đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Hàng nghìn người Hàn Quốc đã biểu tình để yêu cầu chính phủ có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch bênh Covid-19.

Điều đáng nói, theo báo cáo của Bộ Công an năm 2018 thì số lượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam cao gấp nhiều so với số lượng người nhập cảnh vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Cụ thể, năm 2018, số lượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam là hơn 5 triệu người. Tính trong 4 năm từ 2015-2018, con số này lên đến 14,8 triệu người. Trong khi, số người Trung Quốc nhập cảnh vào Hàn Quốc năm 2018 chỉ khoảng 154.000 người. Thế mới thấy rõ thành quả của nước ta lớn như thế nào trong công tác phòng chống dịch Corona. Nó cho thấy, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam đã có một Chính phủ hành động, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các bộ ban ngành khẩn trương thống nhất hành động phòng chống dịch. Không cần khẩu hiệu gì đao to búa lớn, kể từ khi biết tin Vũ Hán có 100 người nhiễm bệnh, ngay lập tức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngành Y tế khẩn trương ban hành kế hoạch ứng phó với dịch. Khi nước ta chưa công bố dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 05 chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Rồi công điện chỉ đạo việc chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam với phương châm: “Chống dịch như chống giặc”, đồng thời đặt tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết thì ngay sau đó cả hệ thống chính trị dường như bước vào guồng máy chạy cùng nhân dân chống dịch.

Bệnh nhân được cách ly tại tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Hà Nội.

Dù ngành Y tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng có lẽ chẳng phải quá khi nói nước ta là quốc gia hàng đầu trong công tác phòng chống dịch tễ. Mỹ, Nhật, Hàn, Trung,… còn phải học tập Việt Nam dài. Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết: Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) dự kiến cử đoàn công tác sang Việt Nam trong tháng 3-2020 để trao đổi hợp tác và thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Việt Nam nhằm đối phó dịch COVID-19.

Theo thông thì Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ thì: “Bộ Y tế Mỹ nhận định lãnh đạo Việt Nam từ trung ương đến địa phương đã quan tâm và chỉ đạo kịp thời, có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với COVID-19, nhất là trong việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng”.

Đâu đó vẫn còn một số kẻ cơ hội chính trị “tự nhục” luôn tìm cách phủ nhận nỗ lực phòng chống dịch của đất nước nhưng xin được phép nói thẳng. Không phải đất nước nào trong điều kiện kinh tế, y tế khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn cũng có thể khống chế thành công dịch SARS trong 45 ngày, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới làm được điều này. Không phải đất nước nào kể cả những quốc gia giàu có nhất thế giới cũng sẵn sàng bay vào vùng tâm dịch Vũ Hán để đón những công dân của mình trở về và chăm sóc sức khoẻ cho họ mà không thu bất kỳ một khoản kinh phí nào. Không phải đất nước nào cũng có thể chữa khỏi 100% bệnh nhân bị nhiễm Covid 19. Phải thừa nhận, Việt Nam đã cố gắng làm hết sức để bảo hộ công dân của mình rồi.

Song song với công tác tập trung phòng chống dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn không quên nhắc nhở việc phải “chống virus trì trệ”, đó là hành vi lợi dụng chống dịch để trì trề các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Điều này thực sự đã khiến các nước trên thế giới phải nể trọng nhiều phần.

Đặng Trường 

Bài mới
Đọc nhiều