Đề thi Đình cuối cùng trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam
Ngày 16/5/1919, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong Tử Cấm Thành Huế. Đề do Hoàng đế Nguyễn Hoằng Tông ra với nội dung như sau:
“Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?… Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên… Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa? Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ?
Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn.
Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử áp dụng”.
Đỗ cao nhất Kỳ thi cuối cùng này là Nguyễn Phong Di, người huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, với học vị Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
“Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mắt. Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Đó là những lời dụ của Hoàng đế Nguyễn Hoằng Tông, kết thúc nền khoa cử Nho giáo đã kéo dài gần 1.000 năm ở Việt Nam.
1616Nguồn: Quốc Triều Đăng Khoa Lục