+
Aa
-
like
comment

Để người dân an lành đón Tết

Hạnh Phúc - 17/01/2023 07:57

Từ khóa “HUFLIT quân sự” ghi nhận đến 200.000 lượt tìm kiếm trong chưa đầy nửa ngày theo thống kê của Google. Một tín hiệu cần cảnh báo nghiêm trọng về việc tin giả, tin đồn. Nhất là trong dịp Tết Nguyên đán khi tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng thì những tin đồn cũng có thể khiến người dân đứng ngồi không yên.

2 nữ sinh trong vụ họp báo tin giả về trường HUFLIT

Cảnh báo về sự nguy hại của những thông tin giả mạo đã từng được nhấn mạnh ở vụ việc “bác sĩ Khoa rút ống thở” của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ mắc covid-19 trong kỳ chuyển dạ song sinh ngày 7/8/2021. Sở Y tế thành phố và cơ quan công an đã vào cuộc xác minh khẳng định thông tin trên là giả mạo. Mới đây, thông tin về 2 nữ sinh viên bị xâm hại chính thức được trường đại học HUFLIT và Trường Quân sự Quân khu 7 đính chính. Và có thể thấy rằng, để giải quyết những thông tin giả mạo đã gây hoang mang dư luận này đã mất thời công sức của nhiều người.

Tin giả về hai nữ sinh viên trường HUFLIT bị xâm hại thật sự gây sốc dư luận những ngày giáp Tết. Trong khi đó, ngày xuân đã gần kề, tập trung lực lượng và tinh thần cho những chia sẻ, gắn kết hòa ái vẫn là điều quan trọng nhất. Tại Điều 8, Luật An ninh mạng quy định rõ về nghiêm cấm hành vi đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức, cá nhân khác. Tại điểm a, khoản 1, điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Nhưng rõ ràng cho đến thời điểm này thì có lẽ mức phạt 7.500.000 đồng không còn đủ sức răn đe với những người coi sự hoang mang lo lắng của người dân là mục tiêu để phục vụ lợi ích cá nhân.

Đặc biệt, với những diễn biến mới nhất, dịch bệnh Covid-19 có lẽ sẽ tiếp tục là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam. Từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 – 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội như việc loan báo có người đầu tiên tử vong vì virus corona, thúc bách người dân tích trữ lương thực thực phẩm và thuốc men, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam… Theo một báo cáo của cơ quan công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh với nhiều diễn biến gây lo ngại, nhiều đối tượng thù địch đã thiết lập hàng trăm website và hàng nghìn nhóm (kín và công khai), tài khoản mạng xã hội tán phát thông tin dưới nhiều thủ đoạn khác nhau.

Chính vì thế, để đón một cái Tết an lành ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng thì chính mỗi người dân cần trang bị đủ kiến thức để tránh rơi vào những cái bẫy về tin đồn, tin giả.

Hạnh Phúc

Bài mới
Đọc nhiều