+
Aa
-
like
comment

Đề kháng với diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn học nghệ thuật

Diệu Hương - 13/08/2020 18:18

Cơ hội và thách thức luôn song hành cùng đất nước trong công cuộc thực hiện đổi mới đất nước. Một trong những thách thức đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong đó có việc chúng triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông để tấn công trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta.

Cách đây không lâu, trên mạng xuất hiện cái gọi là phim tài liệu mang tên “Việt Nam – tiếng gào thét từ bên trong” của tác giả Hồ Cương Quyết. Với cách dàn dựng ngụy tạo, xảo trá, phiến diện, một chiều, phim có cái nhìn hết sức lệch lạc về tình hình thực tế tại Việt Nam. Điều đáng nói ở đây, là bộ phim được phát hành trong bối cảnh cả nước đang đoàn kết chung tay chống đại dịch Covid-19. Thời điểm mà mỗi người dân là một chiến sỹ trong cuộc chiến chống dịch. Từ em thiếu nhi đến cụ già, từ người nghệ sĩ đến người chiến sỹ, từ những sinh viên còn ngồi ghế nhà trường đến những bác sĩ đã về hưu. Tất cả đều đồng tâm, hiệp lực xây dựng một xã hội phồn vinh.

Khi những tiếng gào thét, rên la cá nhân, chủ nghĩa của các nhân vật trong bộ phim đòi quyền lợi cho bản thân bỗng trở nên lạc lõng, vô nghĩa. Và như thế, họ đã tự bóc trần bản chất, dã tâm của việc sản xuất phim là chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đây là ví dụ điển hình về việc dùng nghệ thuật để làm công cụ chống phá sự bình yên của đất nước. Họ dùng quyền tự do ngôn luận, tự do nghệ thuật để bóp méo sự thật. Họ mượn lời của một vài người để chống lại 90 triệu con dân đất Việt. Và chúng ta không chấp nhận bộ phim và những người làm phim như thế.

Nếu là những người làm phim chân chính, những nghệ sĩ thự sự, họ phải nghe thấy tiếng nói của triệu người đang siết tay nhau hát vang ca khúc ca “Tự hào Việt Nam”. Họ phải nghe bạn bè quốc tế cất lời cảm ơn Việt Nam. Họ phải ghi hình được những giọt nước mắt của những người con xa quê được Tổ quốc dang rộng cánh tay đón về. Và những người chiến sỹ áo trắng trong phút giây cam go, nguy hiểm, tâm hồn họ vẫn làm tâm hồn người nghệ sĩ.

Phải khẳng định: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật không chỉ đơn giản là ánh trăng sao xa vời hay tiếng gào thét mà điều quan trọng người nghệ sỹ đứng ở lăng kính nào và tâm hồn ra sao đêt phản ảnh cuộc sống.

Hiện nay trong dư luận đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của ân mưu, thủ đoạn, diễn biến tư tưởng của các thế lực thù địch với văn hóa – nghệ thuật. Cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của diễn biến tư tưởng, đánh giá những ảnh hưởng của diễn biến tư tưởng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Có thể thấy rằng nghiên cứu, đánh giá tác động của âm mưu, thủ đoạn diễn biến tư tưởng của văn học, nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề của khoa học. Do vậy không thể giản đơn máy móc, quy chụp và cũng không thể lảng tránh, không nhận ra tác động tinh vi, phức tạp của diễn biến tư tưởng đối với lĩnh vực này.

Ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cùng với âm mưu xâm lăng nước ta bằng quân sự, các nước đế quốc còn thực hiện âm mưu xóa bỏ truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận định của Bác là sáng suốt, bởi đến nay, mặc dù thế giới đã thay đổi nhanh chóng, tương quan và hình thái xã hội trên toàn cầu đã có nhiều biến đổi. Nhưng có thể thấy các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trong những nhiệm kỳ gần đây đều vẫn nhấn mạnh các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến tư tưởng đối với đất nước ta.

Không phải vô cớ mà tổng thống Mỹ, Nich-sơn khi thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình đối với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây đã lớn tiếng tuyên bố: Khâu quyết định có ý nghĩa chiến lược là bằng mọi cách tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương. Và coi tư tưởng văn hóa – nghệ thuật như là cửa mở của cuộc chiến tranh không có khói súng. Các cuộc cách mạng sắc màu để đi đến chiến thắng không cần chiến tranh.

Một số nghiên cứu khoa học chỉ rõ hiện nay sự tự diễn biến, tự chuyển hóa diễn ra trong nội bộ hệ thống chính trị trong cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lão thành cách mạng. Trong tướng lĩnh Quân đội, nguyên là cán bộ cấp cao, văn nghệ sĩ có tên tuổi, số người này từ những cán bộ, đảng viên trung kiên, tin tưởng đi theo Đảng, từng cống hiến cho Đảng, nay phủ nhận vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, đòi sửa Điều 4 Hiếp pháp, đổi tên Đảng, tên nước. Tung hô, cổ vũ phát triển xã hội dân sự, xây dựng Nhà nước tam quyền phân lập theo kiểu phương Tây. Thậm chí có người trở thành phản bội, chống lại Đảng như Bùi Tín – nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân; Nguyễn Thanh Toản – nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy thành phố Vĩnh Yên. Trong giới văn, nghệ sĩ, trí thức xuất hiện nhiều tác phẩm tự diễn biến, tự chuyển hóa có nội dung thiếu lãnh mạnh như “Chúa trời ngủ gật” của Nguyễn Dậu, “Kể xong rồi đi” của Nguyễn Minh Phương, “Hồi ký một thằng hèn” của Tô Hải, “Việt Nam bên bờ vực thẳm cần có minh trị” của Bùi Thị Hảo. “Giã biệt bóng tối” của Tạ Duy Anh…

Với quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa ở nước ta, đã xuất hiện nhiều hội, viện nghiên cứu, câu lạc bộ phản biện thái quá, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Thậm chí công khai công kích, phê phán đường lối, chính sách, hạ thấp, bôi lem các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Đó là các nhóm: Hội luận văn chương, mở miệng ngừa trời, hay câu lạc bộ họa sỹ Hà Nội, Hội nhà báo tự do, Hội những người làm thơ… Sáng tác của họ tập trung khắc họa, miêu tả những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng chống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Điển hình lời một số ca khú trong “Cái lửa 8X” của nhạc sỹ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết đều toát lên một tâm trạng uất ức, tăm tối, căm giận, với những ca từ như “thôi chào nhé, thôi nhé, chào vĩnh biệt”, “Những mùa xuât thực là thê thảm”, “những mùa xuân thực là dã man”… Phải khẳng định đây là tác phẩm đi ngược lại thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống Nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Đó là quan điểm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ.

Vậy diễn biến tư tưởng ở đâu? Phải chăng đó chính là truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch” là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, văn hóa, văn học – nghệ thuật là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, tinh tế và nhậy cảm. Vì thế bảo vệ vững chắc, chủ động, kiên định và lĩnh hoạt trong lĩnh vực này là góp phần trực tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Với ý nghĩa đó, tác giả khẳng định đây là cuộc đấu tranh bảo vệ con người, giành giật con người cho chủ nghĩa xã hội và cho khát vọng chân, thiện, mỹ của chính con người.

Diệu Hương

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều