Đây là lý do Việt Nam nâng mức cảnh báo, ngăn ngừa dịch bệnh Covid -19
Mới đây Ban Chỉ đạo phòng chống dịch covid -19 đã thống nhất xin ý kiến của Chính phủ nâng thêm một mức cảnh báo, ngăn ngừa dịch bệnh. Trước lời đề xuất này dư luận thắc mắc, không hiểu vì sao Việt Nam đã khống chế được dịch covid -19, bên cạnh đó Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan dịch bệnh mà Ban chỉ đạo lại muốn nâng mức cảnh báo?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid -19 đưa ra lời đề xuất như trên, mà theo như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Việt Nam vẫn sẵn sàng ứng phó với tình trạng dịch lây lan ra cộng đồng như cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới WHO trước diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh covid – 19 trên toàn cầu”. Và như thực tế đang diễn ra, tưởng chừng người dân có thể thở phào nhẹ nhõm khi Việt Nam điều trị thành công cho 16 ca mắc nhiễm và chưa phát hiện thêm ca nhiễm mới thì những tin tức phát hiện nhiều ca nhiễm bệnh dồn dập từ Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản và Ý dội vào một lần nữa cho thấy mối nguy không duy nhất từ Trung Quốc như chúng ta e ngại nữa. Hơn nữa, những ngày này, đã đang và sẽ có hàng nghìn người trở về từ những vùng trung tâm dịch, không thể xác định ngay lập tức ai là người nhiễm hay không.
Nhìn kinh nghiệm đau thương từ những chủ quan và coi thường dịch bệnh từ các nước đủ để Việt Nam không thể mạo hiểm sức khỏe của chính người dân của mình. Có thể thấy, lời đề xuất của Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid – 19 nâng mức cảnh báo nhằm để Việt Nam tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, phải làm nghiêm ngặt hơn, dứt khoát không lơi lỏng. Cần hiểu rằng, người tính đôi khi không bằng trời tính và nhất là “dịch bệnh tính”. Với cách lây lan, truyền bệnh ở một số nước có nền y học tiên tiến thì chúng ta không thể chủ quan, ngủ quên như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Tinh thần lớn là không được lơ là, không để sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý người dân, xã hội nhưng thái độ không được chần chừ hoặc thỏa mãm mà phải quyết liệt, đặc biệt không được chủ quan”. Ở đây không phải là chuyện thi đua thành tích, mà sự an nguy của 100 triệu dân.
Trong khi Chính phủ đã, đang thể hiện sự nỗ lực để cùng người dân ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi và giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch covid-19 gây ra, thì trên trang cá nhân của Nguyễn Tấn Thành đã chia sẻ bài viết cho rằng “hãy tin vào phản động, dịch đang ầm ầm kéo vào và phát tán, đảng mới hốt hoảng nâng cấp báo động như vây”. Vẫn là thủ đoạn trơ trẽn, âm mưu bẻ lái, dẫn dắt khiến người dân hiểu sai về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và hoài nghi chính quyền đang giấu dịch. Cứ hỡ miệng là “vì dân” nhưng nhìn hành động của các đối tượng từ trước đến nay mà xem, đã có một hành động nào tử tế, góp sức cùng đất nước phòng chống dịch bệnh chưa? Viết bài tuyên truyền nói rằng “ở Việt Nam dịch đang ầm ầm kéo vào”, phải chăng Nguyễn Tấn Thành và các đối tượng cơ hội chính trị đang muốn Việt Nam phải bùng phát dịch như Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Ý thì mới vừa lòng họ hay sao?
Hơn một tháng qua đủ để “cái kim trong bọc” nếu có đã lòi ra từ lâu rồi chứ không phải chờ ông Thành và các đối tượng phản động bới móc, suy diễn ra đủ thứ kịch bản, thuyết âm mưu đâu. Phòng ngừa nên có, cảnh giác không thừa và lo ngại chắc chắn cũng không tránh khỏi. Vậy nhưng đừng nghe theo những kẻ cơ hội chính trị mà phủ nhận tất cả nỗ lực của nhà nước, nghi ngờ luôn những gì mà thời gian qua hệ thống y tế đã lao tâm khổ tứ mà tin vào những lời đồn đại vô căn cứ, suy diễn nực cười. Tin tức báo chí đăng tải rất nhiều, liên tục và mọi thứ vẫn đang được Chính phủ chuẩn bị, lên phương án, diễn tập để đối phó với bất trắc có thể xảy ra. Chúng ta có quyền tin và có lý do tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua dịch bệnh Covid – 19.
Thế Khoa