Đây là lý do ca sĩ Văn Mai Hương bị lộ clip nhạy cảm
Lúc đầu nghe bảo Văn Mai Hương bị hack camera an ninh trong nhà, tôi cũng nghĩ chắc là thế rồi chứ làm gì có thằng nào lọt được tận vào nhà, gắn camera quay lén khắp nơi… Nhưng, sau đó nghe mấy đứa bạn làm bên nghề lắp camera giải thích mới hiểu ra rằng, mấy cái camera ấy không thể nào lưu các đoạn quay từ tận 2015 đến nay để hacker thực hiện việc hack vào cả…
Những đoạn clip đó quay từ 2015 thực chất là những bản lưu trên máy chủ tổng ở nước ngoài, và thứ bị hack không phải là camera mà là “Phần mềm giám sát camera qua ĐTDĐ hoặc laptop” (phần mềm trung gian). Những phần mềm này giờ đầy trên các App Store, CH Play hoặc do các công ty bán camera lắp đặt, những phần mềm này đầy lỗi và thường chả mấy được nâng cấp vá lỗi, những tay hacker chỉ việc hack vào phần mềm đó, lấy các thông số như ID, Pass, UID rồi sau đó bắt đầu vào máy chủ lưu trữ của NPH phần mềm và ngồi lục dữ liệu.
Sẽ nhiều người bảo “made in China” đúng là không tin tưởng được. Tuy nhiên, điều thú vị thì gần như tuyệt đại đa số phần mềm giám sát trung gian này ở Việt Nam hay trên App Store, CH Play lại xuất phát từ các NPH ở Mỹ. Còn camera tuy sản xuất ở China thật, có điều Design lại là 01 công ty không phải của Trung Quốc, bởi Trung Quốc họ có 1 tiêu chuẩn linh kiện khác với EU, Mỹ cho nên rất khó nhảy vào thị trường Việt Nam ưu chuộng tiêu chuẩn Tây-Mỹ… Cái này các bạn cứ gõ mấy cái app hay phần mềm giám sát camera rồi lấy cái tên của nó hay nhà phát hành rồi google xem nó ghi là “thương hiệu” gì sẽ biết thông tin nào chính xác bao nhiêu % !
Vậy nên, những bạn nào đang dùng phần mềm giám sát trung gian cho camera thì hãy cứ tiếp tụ sử dụng nhưng đừng có lắp ở phòng ngủ, hay nơi sinh hoạt riêng, mà có cài phần mềm thì thay mật khẩu đi, và dùng xong nhớ thoát ra chứ đừng có để nó chạy ngầm!
Đó là chưa kể nhiều người lắp camera và phần mềm giám sát xong chả thèm đổi Pass ứng dụng, cứ lấy pass mặc định do bên KTV cài sẵn thì chả khác nào mở cửa chờ người vào mà xem dữ liệu cá nhân!
Dự thảo Luật An ninh mạng có đoạn Khoản 4 Điều 34 như sau: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…”.
Tuy nhiên, nhờ sự phản đối quyết liệt của 1 bộ phận nhỏ “nhà trí thức”, “dân chủ”, “yêu nước” mà cái đoạn “đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…” đã bị XÓA khỏi Luật, bởi lý do lo ngại là việc đó sẽ làm “tăng chi phí kinh doanh cho các DN nước ngoài”… Vui nhỉ, dân ta quả thật lo lắng cho túi tiền người nước ngoài hơn quyền lợi của chính người trong nhà… chưa kể Dự luật này vốn trình là 47 điều nhưng bị cắt xuống còn 43 điều, tức mất 4 điều!
Quay lại với đoạn Khoản 4, Điều 34 Dự thảo thì việc bắt buộc “các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ ở Việt Nam” sẽ có ý nghĩa cực lớn và thậm chí có thể ngăn chặn được việc lộ các clip 3X hay HOT. Bởi với việc đặt máy chủ ở Việt Nam thì mọi dữ liệu bằng hình ảnh, âm thanh được tạo ra thông qua sử dụng dịch vụ viễn thông (mấy cái phần mềm trung gian kia được tính vào là sản phẩm của mạng viễn thông) đều sẽ phải qua 01 bước kiểm duyệt ở Việt Nam, sau đó mới được truyền về sever trung tâm ở nước ngoài để đăng tải thành công trên mạng. Tức những hình ảnh riêng tư như của Văn Mai Hương cho dù bị ai đó tải lên Youtube, Facebook thì trước khi được đăng tải thành công đã bị chặn ở Việt Nam trước rồi, việc chặn này tất nhiên là sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) như kiểu facebook đang làm ấy. Còn nếu tải lên ở các web Việt Nam thì 01p30s sau là bị tóm cổ ngay.
Đó là chưa kể việc lắp đặt máy chủ và lập trụ sở chi nhánh ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta tính được số tiền thuế mà những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, internet phải trả mỗi năm thông qua kiếm lời ở Việt Nam!… Chưa kể việc không đặt máy chủ hay văn phòng đại diện ở Việt Nam chỉ khiến người dùng ở Việt Nam chả biết đi đâu khiếu nại mấy cái vấn đề liên quan đến việc sử dụng, nhất là mấy quản trị viên quản lý các fanpage, groups lớn khi mà có chuyện xảy ra thì đành phải đi lobby tốn tiền thêm cho đám Support để nhờ vã chứ chả thể nào đi qua cơ quan chức năng mà kiện cáo được.
Có điều, nhờ trình độ dân trí và tình thương của 1 bộ phận dân cho túi tiền của các doanh nghiệp nước ngoài, nên việc này đã bị loại ra khỏi Luật, cho nên mọi dữ liệu của người Việt nam tạo ra đều truyền thẳng về sever trung tâm ở nước ngoài mà cơ quan chức năng Việt Nam chả thể can thiệp gì cho đến khi nhận được đơn tố cáo, kêu cứu của nạn nhân thì mới có thể gửi công văn cho Facebook, Youtube yêu cầu gỡ, có điều lúc này thì nạn nhân cũng ăn đủ rồi!
Nói thật, các doanh nghiệp ngước ngoài họ chả quan tâm việc BẢO MẬT DỮ LIỆU CỦA NGƯỜI VIỆT đâu nhé. Họ chỉ quan tâm số dữ liệu này bán được bao nhiêu tiền, làm sao lách được Luật và trốn được thuế ở Việt Nam thôi!…
Văn Mai Hương là nạn nhân của vụ việc này, cho dù trước đó cô ca sĩ này đã có những phát ngôn gây trái chiều trên mạng. Có điều, tội nào ra tội ấy, cho dù là tử tù thì vẫn được Pháp luật bảo vệ quyền cơ bản. Vậy nên đừng tiếp tay, hô hào trên mạng về việc chia sẻ clip này nọ.
Bão Lửa