+
Aa
-
like
comment

Đầu tiên là không thích Su-57, Ấn Độ ghét luôn cả Т-90МS

03/12/2019 07:28

New Delhi dù đã đặt hàng một số lượng lớn xe tăng Nga, nhưng vẫn không hài lòng

Lại xin tiếp bài của Vladimir Tuchkov quen thuộc với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 30/11/2019.

Tờ Defense News đưa tin: Vào đầu tháng 1, tại New Delhy (Ấn Độ), (Nga và Ấn Độ) đã ký một thỏa thuận về việc Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ trả tổng cộng 3,12 tỷ USD cho việc (Nga) cung cấp 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS cho nước này trong vòng 4 năm.

Xe tăng T-90 của Nga.
Xe tăng T-90 của Nga.

Trong số 3,12 tỷ USD nói trên, 1,2 tỷ USD tiền chuyển giao công nghệ sẽ trả cho Nhà máy Uralvagonzavod và Rosoboronexport (Cơ quan nhà nước về xuất nhập khẩu vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật lưỡng dụng Nga-ND). Người (Bộ Quốc phòng) Ấn Độ sẽ trả số tiền còn lại cho các tập đoàn của họ- khoản tiền lắp ráp các xe tăng.

Ấn Độ sẽ sản xuất tới 80% số linh kiện, chi tiết cho T-90MS. Nhưng các bộ phận chính- động cơ và hệ thống truyền (dẫn) động – sẽ do Nga trực tiếp chuyển giao. Và (giá của) chúng (động cơ và hệ thống truyền động) chiếm tới 45% giá thành mỗi xe.

464 chiếc T-90 MS đủ để trang bị cho 10 trung đoàn xe tăng của Quân đội Ấn Độ. 64 chiếc tăng đầu tiên sẽ phải sẵn sàng để bàn giao sau không quá 3,5 năm tính từ ngày ký hợp đồng. Tiến độ sản xuất- ở mức 120 xe tăng/ năm hoặc 10 xe tăng/tháng.

Thêm nữa, trong hợp đồng còn cài một quả bom nổ chậm, và phía Nga rất có thể gặp nạn vì quả bom này. Cụ thể, Nhà máy Uralvagonzavod chịu trách nhiệm vật chất (đền bù) nếu chậm tiến độ sản xuất hoặc và chi phí vượt mức (theo hợp đồng).

Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về thời hạn giao T-90MS hoặc giá thành vượt quá ngưỡng thỏa thuận, xí nghiệp Nga sẽ phải chịu các khoản tiền phạt lớn.

Theo thông lệ tại Ấn Độ sau khi Đảng Bharatiya Janata (BJP- còn gọi là Đảng Nhân dân Ấn Độ-ND) theo định hướng thân Phương Tây lên nắm quyền, hợp đồng vừa ký với Nga đã ngay lập tức đã nhận được một số bình luận tiêu cực. Mặc dù một số nhận định trong số đó trái hoàn toàn với thực tế và đi ngược lại những tư duy tỉnh táo.

Một số nhân vật khẳng định rằng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất xe tăng 80% ở nước này- đó là một tỷ lệ quá thấp. Và rằng (Ấn Độ) cần phải cố gắng tự mình sản xuất xe tăng tại Ấn Độ.

Cách nói trên làm chúng ta nghĩ rằng đã chưa từng có ba hợp đồng (về xe tăng) trước đó,- theo ba hợp đồng này thì tổng cộng có tới 1.657 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ. Theo các điều kiện của những hợp đồng đó, tỷ lệ nội địa hóa chỉ 40%. Còn bây giờ- tỷ lệ nội địa hóa đã tăng gấp đôi. Nhưng người Ấn vẫn chưa thỏa mãn.

Một số ý kiến chỉ trích còn nhắm vào cái gọi là “chi phí cao đến mức phi lý” của dự án,- và khoản chi phí “bất hợp lý” này sẽ làm hao tốn ngân sách quốc phòng (Ấn Độ). Nhưng ở đây (lập luận này) – rõ ràng là sự cố tình bóp méo sự thật. Theo hợp đồng mới ký, mỗi chiếc xe tăng T-90MS tiên tiến hơn lại có giá rẻ hơn một phần ba so với biến thể tăng T-90 trước đó– tức tăng T-90S.

Cần phải nói rằng việc Nhà máy Uralvagonzavod dám đứng ra nhận trách nhiệm (vật chất) về tiến độ sản xuất, như kinh nghiệm đã cho thấy, là một quyết định quá rủi ro.

Vấn đề là ở chỗ là nhà máy “Heavy Vehicles Factory” (của Ấn Độ, một trong các bên tham gia thực hiện hợp đồng-ND), nơi “đúc bộ áo giáp” cho xe tăng, khi thực hiện đơn đặt hàng T-90S, đã từng nhiều lần phá vỡ tiến độ.

Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ được thể hiện rõ trên tất cả các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật- quân sự với Nga. Và đặc biệt rõ trong lĩnh vực mua sắm máy bay.

Ấn Độ đã rút khỏi một dự án chung chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ năm phát triển từ Su-57. Với lý do đây là một chiếc máy bay tồi, không thể xếp vào “hàng ngũ” các máy bay thế hệ năm.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực phương tiện xe bọc thép, Ấn Độ không có cách nào khác. Bởi vì Bộ Quốc phòng Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua trang thiết bị kỹ thuật bọc thép của Nga. Và đó không chỉ đơn thuần là do tương quan “giá / chất lượng” của các phương tiện xe bọc thép Nga sản xuất.

(Mà còn vì) Gần như tất cả các xe tăng có trong trang bị của Quân đội Ấn Độ- đó là các xe tăng Nga:

– 2000 xe tăng Ajeya – đây là phiên bản hiện đại hóa trong điều kiện công nghệ địa phương các xe tăng T-72 của Liên Xô;

– 1.500 xe tăng T-90S của Nga.

Xe tăng Ấn Độ tự sản xuất- chỉ có 240 xe tăng Arjun.

Về xe tăng Arjun, đó là một nỗ lực của ngành công nghiệp Ấn Độ tự chế tạo xe tăng để không còn phải phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, nỗ lực trên đã không hoàn toàn thành công. Cũng tương tự như những nỗ lực với máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ tư do Ấn Độ tự sản xuất.

Xe tăng Arjun bắt đầu được thiết kế vào năm 1974, dự định sẽ sản xuất hơn 2.000 chiếc xe tăng kiểu trên có các khả năng tác chiến không thua kém xe tăng T-72 của Liên Xô. Nó được thiết kế theo phương pháp Thử và Sai trong suốt hơn 30 năm. Được triển khai sản xuất hàng loạt năm 2006.

Tuy nhiên, sau khi cho xuất xưởng được124 xe tăng, Ấn Độ tạm dừng không cho sản xuất tiếp. Lý do- chất lượng không cao lắm. Đồng thời, các công trình sư Ấn Độ cũng không thể từ bỏ hoàn toàn các linh kiện, chi tiết và một số bộ phận xe của nước ngoài. Cụ thể, hai súng máy – 12,7 mm và 7,62 mm – mua của Liên Xô. Động cơ và hệ thống truyền động- mua của Đức.

Có lẽ, ưu điểm duy nhất của xe tăng Arjun là khả năng cơ động. Kết quả là, Ấn Độ quyết định thiết kế biến thể thứ hai- Arjun Mk II. Arjun Mk II bắt đầu được sản xuất hàng loạt năm 2013.

Đã có 118 xe tăng xuất xưởng. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là (xe tăng Arjun Mk II) một bước tiến lớn về phía trước (của Ấn Độ). Hơn nữa, cả nếu xét từ góc độ công nghệ- tỷ lệ nội địa hóa lên tới 90%.

Dau tien la khong thich Su-57, An Do ghet luon ca Т-90МS
Xe tăng Arjun Mk II.

Các kỹ sư Ấn Độ đã tiếp thu được công nghệ chế tạo động cơ và hệ thống truyền động của Đức. Xuất hiện hệ thống bảo vệ chủ động, những thực ra, đó là (giáp phản ứng nổ) “Contact -5” mua của Nga.

Pháo rãnh xoắn được thay bằng pháo nòng trơn,- nên có thể phóng được tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng. Xe tăng được trang bị một số hệ thống mà nếu thiếu chúng thì sẽ không đạt được tiêu chí xe tăng hiện đại”. Lấy ví dụ, trong hệ thống ngắm bắn đã có thêm một thiết bị nhìn đêm.

Biến thể thứ hai nói trên, mặc dù đã tiệm cận được những chiếc xe tăng thế hệ ba tốt nhất, nhưng dù sao vẫn chưa thể đứng ngang hàng với chúng. Nếu tính theo tiêu chí giá cả, Arjun Mk II còn vượt qua cả giá của một số xe tăng rất thành công. Nó được bán với giá 6,3 triệu đô la, trong khi, lấy ví dụ, xe tăng “Merkava” xuất sắc của Israel – cũng chỉ có 6 triệu đôla/chiếc.

Hoàn toàn dễ hiểu là Arjun không đủ sức cạnh tranh với T-90 của Nga. Cả về tiêu chí giá cả (xe tăng Nga được bán với giá 3-4 triệu đô la/chiếc), cả về các khả năng tác chiến. Do vậy, thay vì sản xuất hơn 2.000 xe tăng Arjun theo như kế hoạch ban đầu, Ấn Độ chỉ cho sản xuất hơn 200 chiếc.

Và đến đó là chấm hết. Chính vì vậy mà lập luận cho rằng xe tăng Nga đắt một cách vô lý đối với Ấn Độ – không có bất kỳ một cơ sở nào.

Nhân tiện cũng nói thêm, trên biến thể T-90MS đã có những thiết bị mới mà cả Arjun hoặc T-90S đều chưa có.

Trước hết, đó là tổ hợp bảo vệ chủ động “Arena-E”. Thay cho giáp phản ừng nổ (bảo vệ chủ động) “Contact-5” là hệ thống “Relict” hiệu quả hơn nhiều. Đã sử dụng hệ thống ngắm bắn hoàn thiện hơn- là “Sosna-U”.

Và cuối cùng, xe tăng (T-90MS) được trang bị pháo 2A46M-5 mạnh hơn.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng /Đất Việt

Bài mới
Đọc nhiều