+
Aa
-
like
comment

Đâu là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam?

Tuệ Ngô - 26/12/2022 14:08

Gần đây trên tạp chí Net Ease, một trang mạng xã hội Trung Quốc đã đăng tải một bài phân tích có liên quan tới Việt Nam với tiêu đề “Đâu là động lực phát triển kinh tế Việt Nam, và tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức cao mới vào năm 2023?”. Trong đó đề cập đến những yếu tố then chốt giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cụ thể, trang Net Ease nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế đang kể và chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường cởi mở hơn. Kể từ năm 2000, GDP của nước này tăng trưởng trung bình 6%/năm và trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu và tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu.

Sự tăng trưởng ấn tượng trên có được là nhờ một số động lực phát triển được chính phủ Việt Nam áp dụng trong những năm gần đây. Những động lực này bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, cải cách nông nghiệp và tự do hóa thương mại.

Đáng chú ý, bài viết đã đi đến những thảo luận chi tiết về từng yếu tố này và đánh giá tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo đó, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 có vẻ rất tích cực. Sau một thập kỷ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, đồng thời là một trong những thị trường mới nổi năng động nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7% kể từ năm 2070 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự trong 5 năm tới.

Theo bài báo, các động lực chính của sự tăng trưởng này dự kiến sẽ là tiêu dùng trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng xuất khẩu. Tiêu dùng trong nước có thể sẽ vẫn mạnh do các hộ gia đình Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ thu nhập cao hơn và khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mở rộng kinh tế, với dòng vốn nước ngoài ngày càng tăng giúp tài trợ cho các dự án mới và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hiện có. Cuối cùng, xuất khẩu dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa khi Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa các đối tác thương mại và hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa của mình.

Trong hơn 20 năm qua, việc cải thiện cơ sở hạ tầng là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt phải kể đến việc đầu tư rất nhiều vào đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng để cải thiện kết nối giữa các khu vực và với các quốc gia khác.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ di động. Khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho phép các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn bằng cách giảm chi phí vận chuyển và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng được cải thiện cũng giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước, do các nhà đầu tư bị thu hút bởi khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả.

Một động lực lớn khác cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam là sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng đáng kể trong 20 năm qua nhờ nhiều ưu đãi như giảm thuế, bảo đảm đầu tư, tiếp cận lao động giá rẻ và ưu đãi tiếp cận một số ngành.

Dòng vốn FDI cho phép các doanh nghiệp địa phương mở rộng hoạt động cả trong nước và quốc tế. Ngoài việc tài trợ cho việc mở rộng kinh doanh, FDI còn có thể mang công nghệ mới vào trong nước, giúp tầng mức năng suất của các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, FDI cũng có thể giúp tạo việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế.

Phát triển nguồn nhân lực là một động lực quan trọng khác cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau nhằm nâng cao trình độ giáo dục trên cả nước. Điều này bao gồm tăng chi tiêu cho giáo dục và thực hiện các cái cách như giáo dục tiểu học bắt buộc, giúp tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ trong vài thập kỷ qua.

Trình độ giáo dục cao hơn cho phép các cá nhân tận dụng các cơ hội mới phát sinh từ cơ sở hạ tầng được cải thiện hoặc tăng đầu tư nước ngoài. Việc này cũng giúp xây dựng lực lượng lao động lành nghề giúp thúc đẩy sự đổi mới trong doanh nghiệp để đạt năng suất cao hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, tự do hóa thương mại là một động lực chính khác đằng sau sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong những năm gần đây. Kế từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, một số rào cản thương mại đã được dỡ bỏ, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trưởng toàn cầu. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu, đặc biệt là đối với các ngành như dệt may hoặc điện tử, cho phép Việt Nam tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô đi kèm với khối lượng sản xuất lớn hơn.

Vị thế tài chính của đất nước cũng được dự đoán sẽ duy trì vững chắc vào năm 2023 khi chính phủ tiếp tục nỗ lực củng cố và giảm nợ công (hiện ước tính vào khoảng 65% GDP). Ngoài ra, chính phủ có kế hoạch tiếp tục chính sách tài khóa thận trọng trong khi duy trì đầu tư công vào các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đồng thời đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường bộ và đường sắt.

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt thành tích ấn tượng trong những năm tới, với tiêu dùng nội địa mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi đầu tư nước ngoài giúp tài trợ cho các dự án hiện đại hóa lớn trên tất cả các lĩnh vực. Cải cách trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời giúp giảm bất bình đẳng giữa dân cư thành thị và nông thôn—cả hai yếu tổ này sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh tế nói chung.

Thực hiện: Tuệ Ngô

Đồ họa: M.N

Bài mới
Đọc nhiều