+
Aa
-
like
comment

Đất nước bị “mắc kẹt” ở năm 2014 trong khi cả thế giới đang chào đón năm 2022

02/01/2022 20:57

Khi cả thế giới đang chuẩn bị cho những bữa tiệc vui vẻ để đón giao thừa và sẵn sàng chào đón năm 2022, thì vẫn có một đất nước đang vật lộn với năm… 2014 đầy khó khăn! Điều gì đang xảy ra vậy?

Thực tế là có 13 tháng trên lịch của họ. Người Ethiopia sẽ ăn mừng đầu năm mới vào ngày 11 tháng 9 hoặc ngày 12 tháng 9 nếu đó là năm nhuận, BBC giải thích.

Điều đó khiến họ luôn chậm hơn thế giới và lịch của chúng ta từ 7 đến 8 năm. Vì vậy, người dân Ethiopia – ít nhất là chính thức – mới ăn mừng bước ngoặt của thiên niên kỷ vào ngày 11 tháng 9 năm 2007.

Theo đó, Ethiopia sử dụng lịch Coptic với 13 tháng một năm. Trong đó, 12 tháng đầu tiên có 30 ngày, tháng thứ 13 có 5 ngày (hoặc 6 ngày đối với năm nhuận).

 

Có một quốc gia vẫn mắc kẹt ở năm 2014 khi cả thế giới đang chào đón 2022 - Ảnh 2.
Những cảnh quan đẹp mê hồn ở Ethiopia

 

Ngoài hai lịch trên, nhiều quốc gia và vùng văn hóa còn dùng 5 loại lịch khác: Âm lịch, lịch Do Thái, Balinese Pawukon, lịch Hồi giáo và lịch Iran (Ba Tư).

Một điểm khác biệt nữa là Ethiopia chào đón năm mới vào ngày 11/9. Trang Culture Trip thông tin, “năm mới” trong tiếng bản địa được gọi là Enkutatash, còn có nghĩa “món quà trang sức”.

Truyền thuyết kể rằng khoảng 3.000 năm trước, vua Solomon của Jerusalem đã tặng trang sức cho nữ hoàng xứ Sheba trong chuyến thăm của bà đến đất nước này. Nữ hoàng mang món quà trở về Ethiopia đúng dịp mừng năm mới vào tháng 9, do đó cái tên Enkutatash gắn liền với dịp lễ quan trọng này.

Có một quốc gia vẫn mắc kẹt ở năm 2014 khi cả thế giới đang chào đón 2022 - Ảnh 4.
Con người ở Ethiopia
Có một quốc gia vẫn mắc kẹt ở năm 2014 khi cả thế giới đang chào đón 2022 - Ảnh 5.
Con người ở Ethiopia
Có một quốc gia vẫn mắc kẹt ở năm 2014 khi cả thế giới đang chào đón 2022 - Ảnh 6.
Con người ở Ethiopia

Mỗi năm, vào tháng 9, số giờ ban ngày và giờ ban đêm ở mọi nơi trên thế giới bằng nhau. Đó là lý do người Ethiopia chọn tháng này để bắt đầu năm mới. Lý do thứ hai bắt nguồn từ Kinh thánh, trong đó nói rằng Thiên đàng và Trái Đất được tạo ra vào tháng 9. Bên cạnh đó, tháng 9 được cho là thời điểm lý tưởng trong năm khi hoa nở rực rỡ, thời tiết nắng ấm và dễ chịu.

Ethiopia còn là quốc gia duy nhất sử dụng hệ thống thời gian mà đồng hồ 12 giờ được tính từ bình minh đến hoàng hôn và từ hoàng hôn đến bình minh. Điều đó có nghĩa 0h ở Ethiopia tương ứng 6h sáng ở các nước khác. Giữa ngày không phải là 12h trưa mà là 6h chiều.

Kỳ nghỉ lễ năm mới của Ethiopia có tên gọi là Enkutatash, được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Meskerem. Meskerem được coi là một tháng chuyển đổi từ năm cũ sang năm mới, thể hiện hy vọng, ước mơ và mong muốn cho tương lai của người Ethiopia. Thời điểm này trùng với cuối mùa mưa và các cánh đồng được bao phủ bởi những bông hoa cúc vàng.

Năm mới được tổ chức ở Ethiopia với những lời cầu nguyện, lửa trại, hoa, bài hát, điệu nhảy, quà tặng và thực phẩm truyền thống. Đàn ông đốt lửa để tránh xui xẻo và cầu vận may trong năm tới. Phụ nữ mặc trang phục truyền thống và đeo hoa cúc màu vàng.

Sáng sớm, các gia đình đến nhà thờ, sau đó tập trung ăn bữa ăn truyền thống gồm bánh mì và món hầm. Ở các thành phố, lễ kỷ niệm năm mới hiện đại hơn: mọi người trao nhau quà tặng và thiệp chúc mừng ngoài tiệc tùng.

Nghi lễ cà phê là một phần không thể thiếu trong lễ mừng năm mới ở Ethiopia, có thể kéo dài hàng giờ. Được mời đến buổi lễ này trong một gia đình Ethiopia là dấu hiệu của sự tôn trọng.

Và một điều đặc biệt nữa, Ethiopia được xem là nơi đầu tiên được phát hiện ra.

Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.

Một quán cà phê cổ ở PalestineNgười ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.

Hạnh Nhân

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều