+
Aa
-
like
comment

Đất hiếm: “Vũ khí” phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước của Việt Nam

Tường Vi - 15/10/2019 17:25

Trong khi nhu cầu sử dụng đất hiếm ngày càng nhiều, nguồn cung rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Thì thông tin, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm khoảng 20 triệu tấn, và được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm, đây chính là “của để dành” – là tài sản, tiềm năng phát triển, bảo vệ đất nước và dự báo trước về sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với quốc tế

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nhận định: “Ai sỡ hữu đất hiếm xem như làm chủ cuộc chơi tương lai”. Bởi rất nhiều các sản phẩm quốc phòng, chế tạo vũ khí, công nghệ hiện đại đều cần đến kim loại đất hiếm. Tại Mỹ, hầu hết các chiến đấu cơ đều có các chi tiết chế tạo từ đất hiếm. Mỗi một chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm. Đã có 380 chiếc F-35 được sản xuất và chỉ riêng Mỹ sẽ cần tới 2.663 chiếc. Nhật Bản cũng vừa đặt mua thêm 105 chiếc F-35, nguồn đất hiếm cần đến theo cấp số nhân mà tính tới.

Không chỉ tiêm kích tàng hình cần “đất hiếm” mà người ta dùng kim loại đất hiếm để chế tạo thiết bị truyền động cho tên lửa, xe tăng, radar, thiết bị định vị thủy âm trên tàu ngầm, tàu mặt nước, các thiết bị quang học…

Tổ chức nghiên cứu địa chất Geological Survey của Mỹ năm ngoái ước tính, trữ lượng đất hiếm của toàn thế giới là 120 triệu tấn trong đó Trung Quốc 44 triệu tấn, 22 triệu tấn ở Brazil và 18 triệu tấn ở Nga. Vì lý do Trung Quốc là quốc gia hiện nay sản xuất nhiều đất hiếm nhất trên thế giới, hơn 95% sản lượng, và Mỹ phụ thuộc Trung Quốc 80% nhu cầu về loại nguyên liệu này. Cho nên khi Mỹ thực hiện chiến tranh thương mại với Trung Quốc, báo chí Trung Quốc đã bóng gió nói đến khả năng hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ – như “lá bài” đáp trả lại sự trừng phạt mà Mỹ đang áp thuế cao cho Trung Quốc.

Chính vì đất hiếm giữ vai trò rất quan trọng với ngành sản xuất vũ khí, không phải quốc gia nào cũng có đất hiếm; đặc biệt là, đất hiếm không chỉ là tài nguyên chiến lược quan trọng, mà còn là tài nguyên không thể tái tạo. Cho nên ai sở hữu càng nhiều đồng nghĩa có nhiều cơ sở, điều kiện, cơ hội hợp tác – phát triển kinh tế với bạn bè thế giới. Bước chân vào câu lạc bộ sở hữu đất hiếm, cánh cửa hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng rộng mở, đó là điều ai quan tâm cũng đều nhìn thấy. Và tiềm năng phát triển kinh tế từ đất hiếm cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra: “Việt Nam có thể tận dụng 20 triệu tấn đất hiếm để phát triển những công nghệ năng lượng mới”. 

Khi thông tin Việt Nam sở hữu nhiều nguồn tài nguyên về đất hiếm lan tỏa trên báo chí, trong dư luận bên cạnh có người bày tỏ niềm vui, cũng có người bày tỏ nỗi lo, không biết nguồn tài nguyên quá lớn này của quốc gia sẽ được khai thác như thế nào? Về vấn đề này, thiết nghĩ lãnh đạo nhà nước sẽ có những bước đi chiến lược trong tương lai, mời gọi các nhà thầu nước ngoài, có uy tín cùng hợp tác khai thác xứng với tiềm năng, giá trị, phục vụ cho nhiều mục đích. Giống như ngoài biển Đông, Việt Nam đã hợp tác với các quốc gia Mỹ, Nga, Nhật, Hàn… hạ đặt các giàn khoan, vừa khai thác khoáng sản, vừa bảo vệ chủ quyền trên biển.

Có thêm nguồn tài nguyên đất hiếm, Việt Nam như hổ chấp thêm cánh, có thêm bệ phóng đưa đất nước vươn cao và vươn xa hơn. Những khó khăn về nguồn vốn, ngân sách đầu tư hiện nay của Việt Nam, đó là thử thách tức thời, và điều đó không thể làm khó sự phát triển của đất nước Việt Nam trong tương lai…

Tường Vi

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều