+
Aa
-
like
comment

‘Đánh tráo’ người bị cách ly sẽ bị xử lý thế nào?

09/03/2020 21:03

Vụ viêc “sếp” một công ty ‘đánh tráo’ cho nhân viên đi cách ly tập trung thay mình đang gây bức xúc và dư luận cho rằng cần phải xử lý nghiêm để nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

Mục đích của việc cách ly là để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh /// Ảnh: Độc Lập
Mục đích của việc cách ly là để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh

Trường hợp ông L.T.H, Chủ tịch HĐQT của một công ty, 1 trong 4 người mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị yêu cầu phải cách ly tập trung. Tuy nhiên, ông L.T.H đã có hành vi “đánh tráo”, để nhân viên đi cách ly thay mình.

Sau khi sự việc “đánh tráo” bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện thì ông L.T.H đã tự nguyện ra trình diện để đưa đi cách ly.

Về sự việc “đánh tráo” này, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi của ông L.T.H là rất nghiêm trọng, vì ông L.T.H là chủ doanh nghiệp, ông đã biết và biết trước về đại dịch Covid-19 gây ra cho toàn xã hội. Trong khi Chính phủ cũng có quy định rất nghiêm ngặt về cách ly và phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho xã hội và người dân cũng đang tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

“Chưa biết ông H. có mang mầm bệnh hay không, nhưng theo quy định, ông H. thuộc diện cần phải cách ly, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, theo yêu cầu của cơ quan y tế, vì vậy ông H. phải nghiêm chỉnh chấp hành. Quá trình cách ly, nếu không phát hiện ông H. mang mầm bệnh, hành vi “đánh tráo” của ông H. cần phải xử lý về mặt hành chính, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng theo điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP”, luật sư Bùi Quốc Tuấn cho hay.

Còn trường hợp xấu, nếu ông H. mang mầm bệnh, theo luật sư Tuấn, hành vi “đánh tráo” nhằm  trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác thì ông H. cần bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”. Nếu bị truy tố, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm, hoặc bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù kèm phạt tiền từ 20 triệu đồng – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Theo luật sư Tuấn, pháp luật đã có hình phạt hành chính hay phạt tù nghiêm khắc, tuy nhiên quan trọng hơn hết là ý thức con người. Nếu bản thân mỗi người dân không ý thức hết trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, gia đình thì mọi tuyên truyền đều không có tác dụng. Vì vậy, luật sư Tuấn khẳng định mỗi hành vi vi phạm thì cần phải xử lý nghiêm minh hành vi “đánh tráo” như nói trên, để có tính răn đe.

Phạm Thương/ TNO

Bài mới
Đọc nhiều