+
Aa
-
like
comment

Một sự kiện vô cùng hy hữu trong chuyến thăm Thái Lan của Chủ tịch nước

Huy Hoàng - 17/11/2022 10:09

Để hiểu vì sao Thủ tướng Thái Lan trực tiếp ra sân bay đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam. Chúng ta cần nhìn vào cục diện mới trong quan hệ Mỹ – Trung gần đây…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha trực tiếp ra sân bay đón tiếp khi tới Bangkok.

Ngày 14/11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi gặp gỡ vào tại Bali, Indonesia trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20 để thảo luận về chính sách đối ngoại và các ưu tiên về kinh tế.

Tại đây, Tổng thống Biden giải thích rất rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc bằng cách đầu tư vào việc phát triển sức mạnh của đất nước, phối hợp nỗ lực với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới. Nhưng cũng theo ông, hai nước phải cùng nhau giải quyết các thách thức xuyên quốc gia bao gồm biến đổi khí hậu, ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu, giảm nợ, y tế và an ninh lương thực. Cộng đồng quốc tế đang trông cậy vào cả hai quốc gia. Sự cạnh tranh giữa hai nước không nên leo thang thành xung đột và Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh một cách có trách nhiệm, giữ cho các đường dây liên lạc luôn cởi mở.

Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, nền kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ gắn bó sâu sắc với nhau. Chiến tranh thương mại hay công nghệ, dựng lên những bức tường và rào cản, nhất quyết tách rời và phá vỡ chuỗi cung ứng – tất cả những điều này đều đi ngược lại các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và làm suy yếu các nguyên tắc của thương mại quốc tế. Cạnh tranh phải là học hỏi lẫn nhau để trở thành một người tốt hơn và cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là loại bỏ những người khác khỏi trò chơi có tổng bằng không”.

Cả hai vị nguyên thủ quốc gia sau đó đều nhắc lại thỏa thuận rằng chiến tranh hạt nhân không bao giờ được tiến hành và không bao giờ có thể chiến thắng. Họ nhấn mạnh phản đối việc sử dụng và đe dọa vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Có thể thấy sự kiện vừa qua đã phá vỡ sự lo lắng bao lâu nay về cuộc chiến lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như nguy cơ chiến tranh ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc và Mỹ đã chọn một hướng đi mới hơn, vừa cạnh tranh nhưng cũng vừa hợp tác để giải quyết những thách thức chung, trong đó hòa bình sẽ được ưu tiên lên hàng đầu.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình

Sự cạnh tranh trong hòa bình sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp cho thế giới cũng như sự ổn định cho các quốc gia. Tuy nhiên, nó sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc những nước nhỏ hơn phải chạy theo để bắt kịp những công nghệ mới, kiến thức mới. Và những quốc gia có lợi thế trong kỷ nguyên mới này lại chính là những quốc gia có nền chính trị ổn định bền vững.

Việt Nam chúng ta đã có sẵn nền tảng này. Mặt khác, do có nền chính trị ổn định, Việt Nam cũng có một đường lối ngoại giao nhất quán. Qua đó, Việt Nam đã xây dựng được tiếng nói với rất nhiều quốc gia, là cầu nối hệ trong của nhiều nước, nên được cả hai ông lớn Mỹ – Trung xem trọng.

Mỹ và Trung Quốc dù là hai nước lớn và quyền lực nhưng trong công tác ngoại giao với nhiều nước vẫn gặp nhiều điểm nghẽn. Như trong đó là giữa Mỹ và Campuchia, Mỹ và Triều Tiên, Trung Quốc và khối các nước ASEAN, … Những lần như thế Việt Nam đều đã đóng góp như một cầu nối để các quốc gia này xích lại gần hơn với nhau.

Ngược lại với Việt Nam, thì Thái Lan lại đang phải đương đầu với những biến động chính trị bên trong quốc gia mình. Phong trào phản đối chính quyền do thanh niên dẫn dắt, đã từng tạo ra áp lực từ chức với ông Prayuth.

Vào tháng 8, phe đối lập gồm đảng Vì nước Thái và đảng Tiến bước cho rằng ông Prayuth Chan-o-cha lên nắm quyền kể từ ngày 24/8/2014, do đó tư cách Thủ tướng của ông nên kết thúc vào ngày 24/8/2022. Điều 158 của Hiến pháp Thái Lan năm 2017 quy định một chính trị gia chỉ có thể làm Thủ tướng Thái Lan trong hai nhiệm kỳ (tức 8 năm), bất kể là hai nhiệm liên tiếp hay ngắt quãng.

Do đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan khi đó đã tạm đình chỉ Thủ tướng Thái ông Prayut Chan-o-cha. Phải đến ngày 30/9, ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết về giới hạn nhiệm kỳ 8 năm, ông Prayut Chan-o-cha mới được tiếp tục giữ vị trí Thủ tướng. Ông Prayut sau đó đã đưa ra cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các dự án phát triển đất nước.

Có thể thấy, Chính quyền Thái của ông Prayut đang vấp phải nhiều sự cạnh tranh từ các đảng phái, những cơ hội xây dựng vị thế trong ngoại giao cũng vì thế mà bị bỏ lỡ. Trong khi Việt Nam thì thế nước đang lên, nên chính là cầu nối quan trọng để Chính phủ ông Prayut tiếp cận những hợp đồng, hiệp định quan trọng với nhiều quốc gia, vực dậy kinh tế Thái, giành lấy được niềm tin của nhân dân Thái Lan. Sâu xa vẫn là để những chính sách của ông ổn định lâu dài không bị đe dọa bởi các đảng khác. Việc Thủ tướng Thái ông Prayut Chan-o-cha trực tiếp ra đón Chủ tịch nước Việt Nam theo đó cũng đã cho thấy Việt Nam đang có vai trò rất quan trọng đối với Chính phủ Thái hiện nay.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều