Đằng sau kế hoạch thăm Việt Nam của Mỹ
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam từ ngày 14 tới 16-4, như một phần của chuyến công tác tới Anh, Ireland, Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 11 tới 18-4, sau khi nhận lời mời từ Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Một số nhà phân tích cho rằng trong thời điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang gia tăng, Mỹ đang muốn lấy lòng các nước châu Á, chuyến thăm Việt Nam của ông Blinken nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm cao hơn trong năm nay.
Ông Bliken lại “ghé thăm” Châu Á một lần nữa
Theo tin tức do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vào ngày 10, ông Blinken sẽ bay đến Hà Nội, Việt Nam sau khi thăm Vương quốc Anh và Ireland từ ngày 11 đến ngày 14, và hội đàm với các quan chức cấp cao của Việt Nam để kỷ niệm 10 năm thành lập của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên cũng sẽ thảo luận về cách thức xây dựng một “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gắn bó, thịnh vượng, hòa bình và kiên cường”.
Sau đó, Blinken sẽ tham dự hội nghị ngoại trưởng G7 tổ chức tại Karuizawa, tỉnh Nagano, Nhật Bản, khi đó một loạt vấn đề quốc tế sẽ được thảo luận, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine, không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị, thúc đẩy của cái gọi là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”.
Theo tờ sina của Trung Quốc, trong số đó, chuyến thăm Việt Nam của Blinken gây nhiều chú ý khi đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Blinken kể từ khi giữ chức ngoại trưởng Mỹ. Dư luận cho rằng chuyến thăm của ông Blinken là một trong những hành động cho thấy Mỹ đang nỗ lực nâng quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên một tầm cao hơn trong năm nay.
Trước chuyến thăm không lâu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 29/3, nhất trí thúc đẩy, phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương.
Theo một báo cáo trước đây của Reuters, Mỹ hy vọng sẽ nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong năm nay, và lý tưởng nhất là đạt được kết quả vào dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước vào tháng 7 năm nay.
Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay thuộc “quan hệ đối tác ngoại giao cấp ba”. Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, là “đối tác ngoại giao cấp một” của Việt Nam. “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” được xem là mức cao nhất, mức tiếp theo là “đối tác chiến lược” và “đối tác toàn diện”. Việt Nam và Mỹ xác lập ‘quan hệ đối tác toàn diện’ vào tháng 07/2013.
Mỹ hy vọng quan hệ với Việt Nam có thể được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược cấp hai, ngang tầm với một số nước châu Âu và Nhật Bản.
Giành thắng lợi từ “người hàng xóm” của Trung Quốc
Theo Sina, dư luận chỉ ra rằng khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan và các vấn đề khác ngày càng gia tăng, Mỹ đang tìm cách lấy lòng “láng giềng” Trung Quốc và tỏ ra có lợi cho các nước châu Á.
Trong số đó, một số nhà phân tích cho rằng, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trên Biển Đông, có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ về an ninh và chiến lược.
Về mặt ngoại giao, chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Blinken có thể mở đường cho chuyến thăm của Tổng thống Biden trong tương lai gần.
Ông Andreyka Natalegawa, nhà nghiên cứu cộng tác tại Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết chuyến thăm của Blinken dự kiến sẽ bao gồm việc trao đổi các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai bên trong năm, nhưng cụ thể thời gian của chuyến thăm vẫn chưa chắc chắn. Theo một phân tích khác, Tổng thống Biden có thể thăm Việt Nam vào tháng 5, sát thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật Bản.
Ngoài việc thu hút ngoại giao, Mỹ và Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ an ninh. Theo South China Morning Post, trong thời gian qua, Mỹ đã nhiều lần cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự, trong đó có tàu tuần tra lớp Hamilton, là tàu tuần tra lớn nhất đang hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ, với lý do hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa quân đội và an ninh.
Về kinh tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư lớn của Việt Nam, đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đã đến thăm Việt Nam trong tháng này.
“Dù Mỹ có lòng”
Theo phân tích, mặc dù Mỹ có ý định tỏ ra ưu ái và lấy lòng các nước châu Á, nhưng Việt Nam và các nước khác không muốn bị lôi kéo vào con đường đối đầu với Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu quan trọng của ngành sản xuất Việt Nam.
Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng nếu Tổng thống Biden và Nguyễn Phú Trọng thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau, điều đó có nghĩa là thời điểm đã chín muồi để nâng cấp mối quan hệ giữa hai bên.
Trang South China Morning Post cũng dẫn lời các nhà quan sát khu vực cho rằng, mặc dù Việt Nam có thể tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, nhưng sẽ không bị Mỹ lôi kéo vào quỹ đạo đối đầu với Trung Quốc.
Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhưng mức độ hợp tác dự kiến sẽ hạn chế và Việt Nam vẫn mong giữ vững lập trường “dù Mỹ có lòng”.
Tuệ Ngô