Dân chủ và giấc mơ Mỹ có còn là thiên đường hay không?
Nếu đến bây giờ có những ai đó vẫn coi Mỹ là đất nước của sự công bằng xã hội thì họ đã nhầm to. Chẳng có sự công bằng nào cả, kể cả lời nói. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ gia tăng với tốc độ lớn. Cuộc khủng hoảng chắc chắn đã ảnh hưởng đến những người dân bình thường của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong khi các triệu phú thì đang được chính phủ tích cực… trợ giúp.
Chênh lệch giàu nghèo – hiện thực của nước Mỹ
Mặc dù được xem là quốc gia giàu có và phát triển nhất thế giới, song ở Mỹ vẫn tồn tại những “góc khuất” về khoảng cách giàu nghèo và sự phân hóa này được cho là ngày càng nới rộng theo thời gian.
Phân hóa giàu nghèo tại Mỹ ngày càng có xu hướng nới rộng. Tính trung bình vào năm 1981, top 1% những người Mỹ giàu nhất kiếm tiền nhiều gấp 27 lần so với 50% dân số ở nhóm dưới. Ngày nay, con số này lên tới gấp 81 lần.
Trong một báo cáo mới công bố, Liên hợp quốc đã lên tiếng cảnh báo về mức độ chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ đang ngày một gia tăng tại quốc gia đứng đầu thế giới về GDP hiện nay. Báo cáo có đoạn chỉ rõ: Mỹ, một trong những nước giàu nhất thế giới và là “đất nước của cơ hội”, đã nhanh chóng trở thành nước đứng đầu về bất bình đẳng giàu nghèo.Báo cáo của Liên hợp quốc còn khiến Washington “phiền lòng” thêm khi chỉ rõ hiện có tới 5 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng “cực nghèo” như ở các nước thế giới thứ ba.
Cụ thể, trong 3 năm qua, mức thu nhập trung bình thực tế của các hộ gia đình da trắng tăng 17% lên 171.000 USD, trong khi thu nhập của gia đình người Mỹ gốc Phi dù có mức tăng lớn hơn là 29% nhưng chỉ là 17.600 USD và con số này của các hộ gia đình người Mỹ gốc Tây Ban Nha là 20.700 USD, thấp hơn rất nhiều so với người da trắng.
Cũng theo FED, thu nhập của nhóm 1% những người giàu nhất nước Mỹ chiếm 23,8% tổng thu nhập của toàn nước này trong khi nhóm 90% thu nhập kém nhất chiếm 49,7%. Nhóm 1% những người giàu nhất nước Mỹ hiện sở hữu 38,6% tổng tài sản cá nhân, tăng 2,3% từ năm 2013; trong khi đó giá trị tài sản cá nhân 99% số người Mỹ còn lại đều giảm.
Tại thời điểm đó, chính quyền Mỹ có thể hỗ trợ người nghèo, song họ quyết định làm khác đi một chút. Ví dụ, trong thời gian khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ đã chi cho những gia đình có mức thu nhập trên 1 triệu USD/năm mức trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền lên tới 80 triệu USD.
Khi Liên Hợp Quốc công bố báo cáo về sự chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ, thì chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ngay lập tức kịch liệt phản đối bản báo cáo của Liên hợp quốc và cho rằng lẽ ra tổ chức quốc tế này “nên chú trọng đến tình trạng nghèo đói ở các nước thế giới thứ ba”.
Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận thực tế mà ngay chính “người nhà” cũng phải thừa nhận như việc Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và 18 chính trị gia khác đã công bố thư ngỏ kêu gọi hành động để giảm mức chênh lệch giàu nghèo “đáng tủi hổ” ở nước Mỹ. Các chính trị gia này đồng ý với nhận định của Liên hợp quốc rằng, 1.500 tỷ USD giảm thuế của chính quyền Donald Trump “hoàn toàn chỉ làm lợi cho người giàu, trong khi đẩy dân nghèo lún sâu vào cảnh khốn cùng”.
Sự phân hóa giai cấp xã hội Mỹ đang tăng lên
Mức độ phân cực giàu nghèo đang bùng nổ tại Mỹ, khiến cơ cấu xã hội nước này bị tổn hại sâu sắc.
Những hệ lụy tiêu cực của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, an sinh xã hội giảm sút, cơ hội tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động sáng tạo bị hạn chế, thiếu việc làm và thất nghiệp, giới cầm quyền ngày càng tỏ ra độc đoán… là một số lý do chủ yếu khiến khá đông giới trẻ ở Mỹ và các nước phương Tây lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản. Chính vì vậy, đòi hỏi và khát vọng về một xã hội bình đẳng, công bằng và tốt đẹp hơn đang ngày một lan rộng và có xu hướng trở thành một trào lưu ở chính ngay tự thân các nước tư bản…
Đã không ít lần chúng ta nói đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở nước Mỹ; nơi mà họ vẫn cho rằng dân chủ nhất trên thế giới và là cái “gương” các quốc gia khác phải học theo. Thế nhưng, nếu nhìn lại thì thấy rằng ngay bản thân “nhân quyền, tôn giáo” ở Mỹ mới đang có vấn đề.
Nhìn lại lịch sử nước Mỹ có thể thấy, hàng loạt dự luật liên quan đến kiểm soát súng đạn đã được công bố ở Mỹ cả ở cấp độ bang và liên bang dựa trên cơ sở bảo toàn 2 nguyên tắc vừa đảm bảo an toàn cho người Mỹ, vừa tôn trọng được quyền cơ bản của người mỹ trong Hiến pháp.
Các nhà lập pháp Mỹ coi việc sở hữu súng là quyền cơ bản của con người, chỉ sau quyền tự do ngôn luận. Hiến pháp Mỹ thông qua Luật sở hữu súng thuộc Luật về Quyền cá nhân vào năm 1791, cho phép người dân có thể mang chúng tới bất cứ đâu.
Ngày nay, quyền sở hữu súng vẫn luôn nhận sự đồng tình của một bộ phận lớn người dân Mỹ bởi họ coi đây là cách thể hiện quyền tự do dân chủ. Hơn một nửa số tiểu bang đã thông qua Luật sở hữu súng. Ở một số bang khác, người dân chỉ được dùng loại súng có tính sát thương thấp và phải giữ chúng tại nhà.
Tuy nhiên, Hàng loạt vụ xả súng liên tiếp tại Mỹ trong những giờ qua đã khiến dư luận không khỏi rùng mình về mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo lực liên quan đến súng đạn ở Mỹ.
Bạo lực súng đạn – điều từng khiến cả đất nước báo động và tranh cãi kịch liệt – nay càng trở nên đáng sợ hơn vì nó đã trở nên quá thường xuyên ở Mỹ. Trong một tuần đầu tháng 8/2019 đã xảy ra 4 vụ xả súng đẫm máu. Ít nhất 34 người chết, 50 người bị thương. Một câu hỏi muôn thuở lại được đặt ra: Nước Mỹ bao giờ mới hết bạo lực súng đạn?
Những phân biệt chủng tộc, sự bế tắc trong cuộc sống khiến các vụ xả súng, thảm sát giải quyết vấn đề ngày càng nhiều và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ Mỹ. Nhân tố bất ổn nằm ngay trong nước Mỹ chứ không chỉ đến từ bên ngoài nước Mỹ.
Vì sao các “nhà dân chủ” ở quốc nội lại không quan tâm tới các vấn đề này? Họ lấy Hoa Kỳ là “khuôn vàng, thước ngọc” để so sánh và phê phán Việt Nam. Họ tôn thờ cái gọi là “thiên đường dân chủ” nhưng hình như thực chất thì họ chẳng hiểu gì về nước Mỹ cùng các vấn đề của nó. Vì sao, vì mục đích gì, họ lại có thể đi ngược lại nỗ lực của mọi người dân đang cố gắng xây dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh, xã hội càng ngày càng dân chủ, công bằng, văn minh?
“Giấc mơ Mỹ” đã hết thời? Niềm tin rằng một kẻ khố rách áo ôm ở Mỹ, mà chỉ ở Mỹ chứ không phải ở bất kỳ nơi khác, có thể nuôi ước mơ trở nên giàu có nhất, giờ đã là một ảo vọng.
Trong một đất nước mà trước đây bất cứ ai có tài năng và mong muốn làm việc đều có thể đạt được đỉnh cao thì hiện giờ đang bị sự bất bình đẳng xã hội phá vỡ. Vì thế mà đã đến lúc cần phải quên đi “giấc mơ Mỹ”.
Hồng Đinh