+
Aa
-
like
comment

‘Đại ngư thuyền’ Trung Quốc tàn phá biển và bá quyền đại dương

23/04/2021 08:01

Đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới của Trung Quốc ngày càng bành trướng trên các vùng lãnh hải thuộc quốc gia khác, khiến ngư dân và chính phủ các nước e ngại.

Trung Quốc sở hữu đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới, đây là một phần của nỗ lực trở thành siêu cường hàng hải của chính quyền Bắc Kinh. Hoạt động bành trướng của đội tàu này trên biển đang khiến các quốc gia khác phải dè chừng.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 1
Hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc trên biển đang khiến các quốc gia khác phải dè chừng.

Năm 2017, Trung Quốc cam kết giới hạn số lượng tàu cá của họ ở mức 3.000 chiếc. Tuy nhiên, một báo cáo về đăng ký tàu thuyền quốc tế ghi nhận tới 17.000 tàu thuyền sử dụng tiếng Trung liên quan đến hoạt động ở vùng nước xa – vùng lãnh hải nằm ngoài phạm vi hoạt động của ngư dân bình thường. Trong khi các đối thủ gần nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh doanh là Đài Loan và Hàn Quốc chỉ có khoảng 2.500 tàu.

Mỗi năm, đội ngũ tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc thu hoạch được hàng chục triệu tấn hải sản, trong đó có một phần không nhỏ là kết quả của việc đánh bắt bất hợp pháp. Các chính phủ, ngư dân và các lực lượng bảo vệ biển nước ngoài nhiều lần cáo buộc hành vi đánh bắt và sử dụng các thiết bị trái pháp luật của đội tàu này trên lãnh hải nước khác. Hành động của tàu cá Trung Quốc cũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế bản địa và đe dọa hệ sinh thái ở nhiều nơi.

Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, đội tàu cá quy mô lớn còn giúp Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng trên biển. Tàu cá thường nặng gấp đôi tàu tuần tra hải quân, do vậy, đội tàu này có sức mạnh đáng gờm. Nhờ có chúng, Trung Quốc có thể thiết lập khu định cư trên những đảo nằm trong vùng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Mỹ đã lên tiếng về vấn đề này, Washington tỏ ra đặc biệt quan tâm tới lực lượng hải quân và đội tàu đánh cá của Trung Quốc.

Ecuador và Peru cũng tăng cường các lực lượng hải quân để theo dõi các tàu đánh cá sử dụng tiếng Trung hoạt động gần khu vực khai thác thủy sản Nam Mỹ. Ở châu Á, các chính phủ và doanh nghiệp đánh bắt cá liên tục báo cáo về các tàu cá nói tiếng Trung xâm phạm vùng biển của họ. Indonesia thậm chí còn cho kích nổ các tàu thu giữ được của người Trung Quốc nhằm cảnh cáo tàu thuyền đánh bắt trộm trong vùng lãnh hải của họ.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 2
Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, đội tàu cá quy mô lớn còn giúp Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng trên biển.

Bành trướng khắp các vùng biển

Từ năm 2010 – 2019, có tới 21% các vụ đánh bắt cá trái phép trên toàn thế giới thực hiện bởi tàu mang cờ Trung Quốc hoặc do người nói tiếng Trung điều khiển. Trong thập kỷ trước, con số này là 16%. Theo Spyglass, một cơ sở dữ liệu về tội phạm đánh bắt cá có trụ sở tại Vancouver.

Năm 2019, tổ chức Sáng kiến Thế giới có trụ sở tại Geneva, một cơ quan giám sát tội phạm xuyên quốc gia, đánh giá Trung Quốc là nước đứng đầu trong số các quốc gia phổ biến nạn đánh bắt cá trái phép. Liên tục có các báo cáo về hoạt động của tàu Trung Quốc ở lãnh hải nước ngoài.

Hồi tháng 8/2020, Ecuador ghi nhận một số lượng lớn tàu cá Trung Quốc tập trung gần quần đảo Galápagos của nước này.

Các ngư dân ở Ghana cho biết hàng chục tàu đánh cá sử dụng tiếng Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải nước này để khai thác các loài cá nước nông.

Bốn ngư dân Indonesia đã thiệt mạng tại khu vực một tàu đánh bắt cá ngừ sử dụng tiếng Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc Samoa. Chính quyền Bắc Kinh cho biết họ đang điều tra vụ việc.

Việc phát triển hoạt động đánh bắt cá trái phép không chỉ đem lại cho Trung Quốc lợi nhuận khổng lồ mà còn tạo ra hàng chục triệu việc làm trong các lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản. Số lượng lớn báo cáo về hoạt động của tàu cá sử dụng tiếng Trung ở các vùng lãnh hải ngoại quốc cũng cho thấy nước này đang hành động ngày càng quyết đoán.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 3
Trung Quốc là nước đứng đầu trong số các quốc gia phổ biến nạn đánh bắt cá trái phép. (Ảnh: Environmental Justice Basis)

Kế hoạch của Tập Cận Bình

Việc phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ là một phần kế hoạch thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kế hoạch cũng đề cập đến việc xây dựng 29 căn cứ đánh bắt xa bờ trên toàn thế giới, nhằm hỗ trợ các dự định của chính quyền Bắc Kinh.

Ở Tây Phi, công ty Fuzhou Hongdong Pelagic Fishery của Trung Quốc đang sử dụng 60 triệu USD tiền quỹ nhà nước để xây dựng một cảng cá ở Mauritania, căn cứ nước xa lớn nhất của đất nước. Theo truyền thông Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh không xây dựng căn cứ hải quân trong khu vực này.

Các công ty khác do Trung Quốc sở hữu cũng đang xây dựng một cảng cá ở Pakistan, gần một tuyến đường chở dầu khí quan trọng, đồng thời là nơi Bắc Kinh có ảnh hưởng về địa chính trị.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 4
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Lợi ích chính trị, quân sự

Đội tàu đánh cá xa bờ đầu tiên của Trung Quốc ra mắt vào tháng 3/1985. Trong năm hoạt động đầu tiên, đội tàu thu hoạch được khoảng 20.000 tấn hải sản. Lúc đầu, quốc gia này mua gần như toàn bộ sản lượng đánh bắt xa bờ của mình ở nước ngoài. Giờ đây, hạm đội gửi 2/3 thu hoạch của mình về nước.

Kể từ năm 2015, sản lượng đánh bắt ở vùng nước xa của Trung Quốc đạt trung bình 2 triệu tấn mỗi năm. Theo các nhà phân tích, thực tế con số này có thể lớn hơn nữa.

Vào năm 2019, Trung Quốc là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, sau châu Âu và Mỹ, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 15 tỷ USD. Hiện nước này rất có thể đã vươn lên thành khách hàng thủy sản lớn nhất thế giới

Hoạt động kinh doanh này giúp Trung Quốc có lợi thế hơn khi đưa ra các yêu sách lãnh thổ, tương tự như việc cử ngư dân tới định cư trên các đảo san hô hoang sơ ở Biển Đông. Đổi lại, nhà nước sẽ bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá.

Ở các vùng mà Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự, bao gồm không quân và hải quân, thành phần “ngư dân” thường có cả lực lượng hải quân, tuần duyên và bán quân sự.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 5
Đội ngũ tàu đánh cá đứng đầu thế giới của Trung Quốc ngày càng bành trướng trên các vùng lãnh hải thuộc quốc gia khác. (Ảnh: Reutes)

Chèn ép các ngành thủy sản nhỏ

Quy định hàng hải cho phép các quốc gia ven biển có quyền quản lý đối với vùng lãnh hải trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển của họ. Hầu hết các quốc gia đều hạn chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên lãnh hải của họ. Tuy nhiên, tàu cá của Trung Quốc lại rất thường được báo cáo xuất hiện trong vùng lãnh hải của nước khác.

Hồi tháng 10/2020, các nhà chức trách Malaysia bắt giữ sáu tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm vùng biển của nước này.

Tháng 8/2020, khoảng 300 tàu cá sử dụng tiếng Trung đánh bắt gần quần đảo Galápagos của Ecuador. Các tàu này bị cáo buộc sử dụng biện pháp ẩn danh bất hợp pháp như tắt các thiết bị giám sát và đổi tên.

Các sĩ quan Ecuador cho biết việc đánh bắt trái phép của tàu Trung Quốc đe dọa sự đa dạng sinh học của Galápagos do nhiều loài vật ở quần đảo này phụ thuộc vào loại mực mà các tàu được nhắc đến khai thác. Phía Trung Quốc cho biết sẽ ngừng mọi hoạt động của đội tàu này từ tháng 9 – 11/2020.

Tại đất nước Tây Phi Ghana, vùng lãnh hải cách bờ sáu hải lý là địa bàn hoạt động của ngư dân bản địa. Nhưng các tàu cá Trung Quốc ngày càng tỏ ra bất chấp quy định này, theo ngư dân và các lực lượng bảo vệ bờ biển địa phương.

'Đại ngư thuyền' Trung Quốc đánh cá, tàn phá biển và bá quyền đại dương - 6
Vấn nạn đánh bắt trộm rất khó xử lý do tiếng nói của cộng đồng ngư dân thường yếu thế trước các ưu tiên lớn hơn trong thương mại song phương. (Ảnh: Environmental Justice Basis)

Vấn nạn đánh bắt trộm rất khó xử lý do tiếng nói của cộng đồng ngư dân thường yếu thế trước các ưu tiên lớn hơn trong thương mại song phương. Sản lượng đánh bắt của Ghana trong năm ngoái là 480 triệu USD, chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động thương mại hàng năm trị giá 7,3 tỷ USD với Trung Quốc. Chưa kể chính quyền Bắc Kinh còn tài trợ cho các công trình lớn của Ghana như đập nước, nhà hát,…

Ở nước láng giềng Sierra Leone, các nhà chức trách bản địa cho biết hoạt động đánh bắt trái phép của Trung Quốc khiến nước này thiệt hại 29 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành khai thác mỏ và đường cao tốc ở nước này. Bên cạnh đó, Sierra Leone không có đủ vốn để lắp đặt đủ trang bị giám sát trong vùng lãnh hải của mình.

“Kể từ 5 năm trước, đội tàu đánh bắt xa của Trung Quốc đã có sự chuyển biến lớn. Họ đang tàn phá các ngành thủy sản nhỏ”, Steve Trent, đồng sáng lập tổ chức hoạt động vì môi trường Environmental Justice Basis, nói.

(Theo The Wall Street Journal)

Bài mới
Đọc nhiều