+
Aa
-
like
comment

Đại diện JICA Việt Nam: PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân bịa chuyện “dùng lu chống ngập”

18/07/2019 15:46

Đại diện JICA tại Việt Nam chính thức trả lời PV về đề xuất “dùng lu chống ngập” đang gây bão trên mạng của PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu Hội đồng Nhân TPHCM. Trước đó, bà Hồng Xuân giải thích rằng đây không phải là sáng kiến do bà tự nghĩ ra mà do các chuyên gia của JICA nêu lên. 

lu
Đại diện JICA Việt Nam: PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân bịa chuyện “dùng lu chống ngập”

Trao đổi với phóng viên, đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định: “Trong số các dự án đang thực hiện liên quan tới phòng chống và quản lý ngập tại thành phố Hồ Chí Minh của JICA, hiện không có hoạt động nào chống ngập bằng lu nước tại hộ gia đình”.

Trước đó, khi đề xuất “dùng lu chống ngập” gây ra những tranh luận trái chiều trên mạng, bà Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng giải thích trên báo Tuổi Trẻ: “Đây không phải là sáng kiến do tôi tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua. JICA cho rằng nếu TPHCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3 thì vừa góp phần chống ngập, vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Sáng 13.7, bên lề hành lang kỳ họp thứ 15, HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ quan điểm về sáng kiến “dùng lu chống ngập” của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. Ông Võ Văn Hoan cho rằng “Ý của chị Xuân là mường tượng cái lu được sử dụng ở dưới quê để nói về những chiếc hồ điều tiết trong khu dân cư để chống ngập cho thành phố. Nhưng có thể do thời gian phát biểu ngắn nên nói không hết ý”.

Theo ông Võ Văn Hoan, sáng kiến “dùng lu chống ngập” không thể là giải pháp chống ngập ở TPHCM được. Thay vào đó, thành phố cần xây dựng những hồ điều tiết lớn ở các công viên, khu đô thị mới thì hợp lý hơn vì có thể tạo cảnh quan, làm mát và chống ngập.

Trước đó, chiều 12.7.2019, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng Nhân dân khóa IX, Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh có báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố.

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đề xuất với Uỷ ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập. Bà Hồng Xuân cho biết “Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”.

Nhiều đường phố tại TPHCM thường xuyên bị ngập khi mưa to. Ảnh: PV LĐO
Nhiều đường phố tại TPHCM thường xuyên bị ngập khi mưa to.

Nhiều năm qua, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA, cơ quan này đã thực hiện dự án cải thiện môi trường nước tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, dự án cải thiện chất lượng nước khu vực Chùa Cầu, thành phố Hội An… Những dự án này góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Riêng dự án Cải tạo Môi trường Nước TP. Hồ Chí Minh đã giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt và nâng cao năng lực xử lý nước thải thông qua xây dựng cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thành phố. Những biện pháp này sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và giúp người dân thành phố có điều kiện sống tốt hơn.

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đề xuất trục xuất người nhập cư khỏi TP.HCM

Đại biểu "Phạm Thị Hồng Xuân" trong phiên họp
Đại biểu “Phạm Thị Hồng Xuân” trong phiên họp

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho rằng thành phố cần xây dựng chuẩn mực văn hóa lối sống và có biện pháp mạnh tay, kể cả đưa người nhập cư về nơi cũ nếu họ không tuân thủ trong thời gian lưu trú tại TP.HCM.

“Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. TPHCM cần khảo sát xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì “Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân phát biểu.

Bà Phan Thị Hồng Xuân đòi ‘xử lý’ những người chỉ trích ý kiến bà

Trả lời phỏng vấn trên báo VTC News sau bài phát biểu đề xuất lu chống ngập cho TP HCM, Bà Phan Thị Hồng Xuân cho biết “Từ đêm qua đến giờ, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin. Trong đó có nhiều người hiểu vấn đề đã động viên, chia sẻ với tôi về giải pháp này. Tuy nhiên đa phần có những lời lẽ khó nghe khiến tôi rất sốc. Tôi hy vọng Luật An ninh mạng được triển khai để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước.”

LQD

Bài mới
Đọc nhiều