+
Aa
-
like
comment

Đại dịch COVID-19 ngày 23/4: Số ca nhiễm tại Mỹ sắp chạm mốc 850.000

23/04/2020 06:24

Đại dịch COVID-19 ngày 23/4: Số ca nhiễm tại Mỹ sắp chạm mốc 850.000 Số ca nhiễm tại Mỹ sắp chạm mốc 850.000.

Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ là 844.440 trường hợp, tăng 25.696 trường hợp hôm qua (22/4). Dự kiến, số người nhiễm virus corona chủng mới tại Mỹ sẽ sớm vượt con số 850.000. Số người chết do COVID-19 tại Mỹ cũng tăng lên 47.227 trường hợp, sắp chạm mốc 50.000.

Trong khi số ca nhiễm tại nhiều nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp tăng chậm trong ít ngày qua, số ca nhiễm trong ngày tại Mỹ vẫn tăng rất nhanh, với xấp xỉ 26.000 ca nhiễm mới (gần 2.000 người chết).

Đại dịch COVID-19 ngày 23/4: Số ca nhiễm tại Mỹ sắp chạm mốc 850.000 - 1
Các nhân viên y tế của Mỹ đối diện tình trạng quá tải. 

Theo ứng viên tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ mới thực hiện 4 triệu xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng, thay vì 27 triệu như lời hứa của Tổng thống Donald Trump. Nếu Mỹ xét nghiệm diện rộng, số ca nhiễm có thể còn lớn hơn nhiều.

Đơn cử như nghiên cứu của Đại học Nam California cho thấy số người nhiễm thực tế tại hạt Los Angeles (California) có thể cao gấp 40 lần con số thực.

Thống đốc bang New York phản đối mở cửa lại đất nước 

Ông Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York, không đồng tình với kế hoạch từng bước mở cửa trở lại nước Mỹ thời điểm này của Tổng thống Trump. New York chứng kiến thêm 661 người chết do COVID-19 trong ngày 22/4, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng lên hơn 20.000.

New York cũng có tới 262.268 ca nhiễm. Ông Coumo cho rằng đây không phải lúc “hành động ngu ngốc”, bởi dịch bệnh sẽ không sớm qua đi. “Không có thời gian để hành động ngu ngốc. Sẽ có thêm nhiều người chết nếu chúng ta không sáng suốt. Bước đi sai lầm sẽ khiến Mỹ trở lại vạch xuất phát”, ông Coumo chia sẻ.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump muốn dỡ bỏ lệnh phong tỏa để tạo sức bật phục hồi lại nền kinh tế Mỹ. “Các bang đang an toàn trở lại. Đất nước chúng ta đã sẵn sàng mở cửa cho hoạt động kinh doanh. Quyền chăm sóc y tế đang, và sẽ luôn được dành cho những người lớn tuổi yêu quý của chúng ta (ngoại trừ tôi)”, Trump chia sẻ.

Số ca nhiễm mới ở Anh vượt Pháp, Italy 

Nếu như số ca nhiễm mới tại Italy, Pháp chỉ tăng nhẹ và thấp hơn so với thời gian cao điểm dịch (lần lượt là 3.370 và 1.827 trường hợp), Anh lại ghi nhận 4.451 ca nhiễm trong ngày 22/4.

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Anh là 133.495 trường hợp, với 18.100 người chết. Số ca nhiễm mới trong ngày tại Anh luôn dao động ở con số 4.500 – 5.500 trường hợp, nhiều nhất châu Âu.

Theo Keir Starmer, lãnh đạo Đảng Lao động Anh, chính quyền đã xử lý quá chậm trước diễn biến dịch bệnh khiến nước Anh đang gặp nhiều khó khăn.

“Tình hình đang xấu đi. Chúng ta chậm trễ trong việc phong tỏa, chậm trễ trong khâu xét nghiệm, chậm trễ trong việc thảo luận về những lời để nghị (về việc cung cấp thiết bị) từ các công ty của Anh”, ông Starmer khẳng định.

Đại dịch COVID-19 ngày 23/4: Số ca nhiễm tại Mỹ sắp chạm mốc 850.000 - 2
Chỉ có gần 20.000 người Anh được xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày. 

Ông Ed Davey, quyền lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập, khẳng định cần có cuộc điều tra độc lập về chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson trong vấn đề đối phó với khủng hoảng bệnh dịch.

Chính phủ Anh cam kết sẽ có 100.000 người được xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày ở thời điểm cuối tháng 4. Dù vậy, mới chỉ có trên dưới 20.000 người được xét nghiệm mỗi ngày, con số kém xa so với Đức.

Đức lần đầu thử nghiệm vaccine trên người

Viện Vaccine liên bang Đức cho biết, một thử nghiệm lâm sàng về vaccine ngừa COVID-19 đã được phê duyệt. Thử nghiệm sẽ thực hiện trên ​​200 người khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 18 đến 55 tham gia. Những người này sẽ nhận được một số biến thể của vaccine, được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech.

Gợi ý của Biên tập viên »Số ca mắc COVID-19 ở Nga gần 58.000, Singapore vượt 10.000 người nhiễm »Chuyên gia Mỹ cảnh báo làn sóng COVID-19 lần 2 vào cuối năm còn đáng sợ hơn »Xuất hiện ổ dịch COVID-19 trên du thuyền vừa cập cảng Nhật Bản Các nhà khoa học sẽ kiểm tra hiệu quả của vaccine trong việc cung cấp khả năng miễn dịch chống lại virus corona chủng mới. Các xét nghiệm bổ sung sẽ được tiến hành trên nhiều người trong giai đoạn thứ hai, trong đó có cả những người có nguy cơ nhiễm virus.

BioNTech cho biết họ đang phát triển vaccine được đặt tên là BNT162, trên cơ sở hợp tác cùng với công ty dược phẩm khổng lồ Pfizer. BNT162 cũng được thiết lập để thử nghiệm ở Mỹ.

Cuộc đua phát triển vaccine ngừa virus corona chủng mới nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 đang diễn ra nhanh chóng. Có 86 nhóm trên toàn thế giới hiện đang nghiên cứu để phát triển vaccine ngừa COVID-19, trong đó một số ít ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

PV/VTC

Bài mới
Đọc nhiều