+
Aa
-
like
comment

Đại dịch Coronavirus: Y tế dự phòng Việt Nam có cần phải tự nhục?

29/01/2020 17:49

Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch bệnh nguy hiểm nhất đầu thế kỷ 21: Đại dịch SARS. Một đại dịch thay đổi mạnh mẽ tư duy dịch tễ, phòng dịch trên thế giới, dạo gần đây, người ta hay chia sẻ về những câu chuyện xung quanh bác sĩ Carlos nhưng hôm nay, mình muốn nói thêm về những “cây cao bóng cả” của Y tế Việt Nam.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã chữa trị thành công cho một bệnh nhân người Trung Quốc mắc bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây nên.

Nhớ những tháng đầu năm 2003, WHO đã chính thức công bố Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới khống chế được hoàn toàn dịch SARS. Các chuyên gia y tế thế giới đồng loạt lên tiếng nói rằng SARS đã làm thay đổi thế giới về ứng phó với dịch và thế giới biết ơn Việt Nam khi đã chiến thắng trong cuộc chiến này.

Tổng cộng trong toàn bộ giai đoạn đấu tranh cùng SARS, Việt Nam có 65 ca nhiễm, 5 y bác sĩ ra đi cho cuộc đấu tranh phòng chống . Một số mốc thời gian chú ý trong giai đoạn “kháng chiến” chống SARS bao gồm:

Ngày 12/3/2003, Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, áp dụng phương pháp điều trị mới, hiệu quả tốt, không có tử vong tại viện.

Ngày 15/3/2003, Bộ Y tế thành lập Ban Đặc nhiệm phòng chống dịch khẩn cấp (do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng ban) sau kiện toàn thành Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch SARS (do Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến làm Trưởng ban).

Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới. Việt Nam có 65 người mắc, trong đó có 5 người chết. Tỷ lệ tử vong vì SARS tại Việt Nam ở mức thấp nhất toàn cầu: Khoảng gần 8%, trong khi toàn cầu ở mức 10 – 11%. Điều đáng chú ý, số người tử vong đều là những y bác sĩ chấp nhận chung sống cùng SARS, không có người dân thường nào tử vong.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, một trong bốn phụ nữ Việt Nam nhận được huy chương cao Bắc Đẩu Bội Tinh cao quý nhất của Nhà nước Pháp do những đóng góp to lớn của bà cho y khoa hai quốc gia Việt – Pháp. Bà cũng là một trong những người chỉ huy công cuộc sống SARS. PGS.TS Trần Thị Trung Chiến, cựu Bộ trưởng đời trước, đã nói về bà Tiến rằng: “Bởi vì Tiến giỏi, có chuyên môn vững và xứng đáng”.

Dịch SARS từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân trên thế giới nhưng VIệt Nam đã khống chế thành công.

Một tài khoản mang tên Nguyễn Ngọc Long nói rằng: “Chỉ có người dân Việt Nam là hiếm khi biết ơn những người tư lệnh ngành như bà Chiến và bà Tiến. Lỗi không phải ở chuyên môn y học, mà lỗi ở việc các bà không chịu làm truyền thông cho tốt“. Đến giờ, đúng là trong một số trường hợp, chúng ta đã thả nổi và để cho truyền thông mặc sức làm những gì họ muốn. Cũng chẳng hiểu trường lớp nào dạy một số nhà báo sử dụng nguồn tư liệu chưa được kiểm chứng trên Weibo, Twitter để phóng tác đưa lên những trang báo chính thống?

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn chia sẻ, từ năm 2014-2015 đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã và đang duy trì hoạt động giám sát chặt chẽ nhiều loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như MERS-CoV, Ebola, Sars, cúm AH7N9… “Hiện nay, Việt Nam triển khai năng lực giám sát xét nghiệm rất tốt. Tất cả bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm, phát hiện được từ MERS-CoV, Ebola, cúm AH7N9… Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả từ giám sát cộng đồng, giám sát tại vùng bất thường liên quan đến yếu tố dịch tễ đều được báo cáo, sàng lọc, giám sát tại cửa khẩu, tại phòng xét nghiệm…”.

Nhiều năm qua, Việt Nam đã ngăn chặn thành công không để dịch bệnh mới nổi lây lan vào Việt Nam. Nhiều người không biết rằng cúm A H7N9 cũng được khống chế thành công, không cho lây lan vào Việt Nam dù ngay sát biên giới, nhiều tỉnh/thành phố tại Trung Quốc vẫn xuất hiện dai dẳng các ca bệnh này.

Mers, Ebola, H5N1, H7N9 là những niềm lo sợ kinh hoàng trên thế giới, ngay cả với các nền y học hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, EU và Mỹ. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người vẫn mặc kệ và để đấy, vì hệ thống phòng dịch ở Việt Nam thực sự là quá tốt rồi. Cũng chính vì sự quá tốt ấy, người ta thường không trân trọng, không lưu tâm và phó mặc.

Về dịch H1N1, các nhà nghiên cứu ước tính cúm lợn H1N1 đã làm khoảng 575.000 người chết, chủ yếu ở Đông Nam Á và châu Phi. Nguyên nhân là cách phòng ngừa còn hạn chế và chưa có phương pháp kịp thời. Thế nhưng, năm 2009, chúng ta cũng ngăn ngừa thành công dịch cúm lợn H1N1. Năm đó, nước ta ghi nhận khoảng gần 10,000 ca nhiễm H1N1 và có 22 người tử vong. Trên thế giới cứ 1.000 người nhiễm thì có 12 người chết, trong khi nước ta con số này rất ít. Một thành quả y tế tuyệt vời khiến cả cả Đông Nam Á, thế giới nhìn về Việt Nam với con mắt khác.

Tháng 6/2015, cả thế giới kinh hoàng với MERS, thế giới đã ghi nhận 1.218 trường hợp mắc bệnh MERS với 450 ca tử vong, tại 26 nước, tỷ lệ tử vong kinh khủng với 40% ca nhiễm. Tính riêng Hàn Quốc đã ghi nhận 87 ca nhiễm và có 6 ca tử vong; thực hiện cách ly gần 1.500 người. Tại Việt Nam, chúng ta ngăn chặn thành công đại dịch này. Hơi tiếc, là hồi đó Facebook, Zalo, Twitter, báo mạng chưa phát triển mạnh như hiện nay để kịp thời lan tỏa.

Trong năm 2019, Việt Nam có 200,000 ca mắc sốt xuất huyết, hơn 50 người tử vong. Ở Philippines, hơn 1.000 người đã chết với số ca mắc gấp đôi. Các bạn có thể tự chia tỷ lệ để thấy chúng ta đã làm tốt thế nào. Một số người không tin hệ thống y tế Việt Nam và WHO. Họ lại đi tin vào những bài đăng với luận điệu, thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh cũng như nỗ lực phòng chống bệnh dịch của các cơ quan chức năng. Mới đây, diễn viên Cát Phượng, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã có chia sẻ trên trang cá nhân những thông tin sai lệch về số người mắc bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây nên và tử vong tại Việt Nam. Hay ở Hong Kong, một thanh niên bị bắt vì phao tin cúm tại Vũ Hán. Theo như thanh niên ấy thì Vũ Hán là một thành phố chết chóc, la liệt xác người. Điều đáng nói là khi làm video ấy, thanh niên này ở cách TP. Vũ Hán đâu đó tầm gần ngàn cây số. Một số tờ báo thi nhau dẫn nguồn.

Thực tế, 2 cha con người Trung Quốc nhiễm chủng mới của virus corona đang điều trị có chiều hướng khả quan. Theo kết quả xét nghiệm lần 3, bệnh nhân Li Zichao (SN1992, Vũ Hán, Trung Quốc) đã âm tính. Bệnh nhân đã tự ăn uống, sinh hoạt bình thường, hết sốt 4 ngày và hiện tỉnh táo. Song, bệnh nhân vẫn tiếp tục được giữ lại khoa Bệnh Nhiệt Đới để theo dõi cách ly.Trong khi, trong năm qua, có tới 6.600 người Mỹ ra đi vì cúm Victoria B, thông tin này mới đây được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố.

Vậy thì Việt Nam có cần phải tự nhục hay không, thì tùy mỗi người định liệu. Sực nhớ một câu rất hay, bệnh sốt không đáng ngại bằng bệnh dốt.

Ngôi sao rừng dừa

 

Bài mới
Đọc nhiều