+
Aa
-
like
comment

Đa nguyên, đa đảng Thái Lan và hàng thập kỷ khủng hoảng

19/05/2023 11:28

Lợi dụng cuộc tổng tuyển cử Thái Lan, nhiều cá nhân và trang mạng chống phá Việt Nam đã đăng tải những bài viết lặp lại lời kích động lập chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Việc làm đó nhằm mục đích gì? Vì sao họ lại cổ xúy rùm beng đến như vậy?

Đảng Tiến Bước của tỉ phú Pita Limjaroenrat đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

Trưa 15/5, Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) đã hoàn tất công tác kiểm phiếu và công bố chiến thắng của đảng Tiến Bước (MFP) trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 14/5 khi giành được tổng cộng 152 ghế tại Hạ viện. Lợi dụng sự quan tâm của đông đảo người dân trong nước về cuộc Tổng tuyển cử Thái Lan , những kẻ thù địch trong và ngoài nước ra sức hô hào, kêu gọi “xoá cơ chế Đảng cử dân bầu”, “sửa luật bầu cử”. Lý lẽ được ca tụng nhiều nhất chính là “nhờ đa nguyên, đa đảng cuộc Tổng tuyển cử Thái Lan mới diễn ra một cách dân chủ và công bằng, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố tác động nào”.

Nhưng sự thật lịch sự lại nói lên điều ngược lại:

Nhìn lại lịch sử phát triển của Thái Lan, dễ dàng nhận thấy đây là quốc gia có thể chế chính trị đa đảng từ khá lâu ở Đông Nam Á. Nhưng điều khi đất nước này “nổi tiếng” lại là các cuộc đảo chính bởi sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị, gây bất ổn chính trị – xã hội không ngừng.

Năm 2006, Quân đội Hoàng gia Thái Lan tiến hành đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin Sinawatra, bắt nguồn từ xung đột lợi ích giữa quân đội và chính phủ của ông Thaksin. Vị thủ tướng dân cử đầu tiên sau 15 năm khủng hoảng chính trị rốt cục phải sống lưu vong đến tận ngày nay.

Xe tăng ở thủ đô Bangkok trong cuộc đảo chính năm 2006.

Đến năm 2013, một chiến dịch biểu tình mới mang tên chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” do cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban thuộc Đảng Dân chủ đối lập khởi xướng đã bùng lên để phản đối dự luật Ân xá chính trị mới được Hạ viện thông qua. Nhưng đó chỉ là cái cớ, còn mục tiêu thực sự của ông Suthep là lật đổ chính phủ của bà Yingluck Sinawatra.

Bầu cử tự do là quyền dân chủ chính trị quan trọng bậc nhất của công dân. Tổ chức biểu tình ngăn chặn công dân bầu cử, phá hoại, tẩy chay bầu cử có nghĩa là vi phạm, phá hoại những nguyên tắc cơ bản nhất của nền dân chủ, tước bỏ quyền dân chủ về chính trị của công dân. Nền dân chủ ở Thái Lan rõ ràng bị thách thức nghiêm trọng bởi chiến dịch biểu tình, bạo loạn chính trị kéo dài ở đất nước gọi là “dân chủ đa đảng” này.

Dân chủ phải được bảo đảm bằng pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật. Những gì diễn ra trong chiến dịch biểu tình “Đóng cửa Bangkok” là minh chứng điển hình cho thấy luật pháp ở đất nước này đã không được thực thi, quyền dân chủ của đa số người dân không được đảm bảo. Lạm dụng quyền dân chủ để tổ chức biểu tình gây bạo loạn hòng lật đổ chính phủ hợp hiến là “đi ngược tiến trình dân chủ”, như chính dư luận Thái Lan đã phản ánh. Nghịch lý dân chủ này gây những hậu quả khôn lường cho người dân và đất nước Thái Lan cả về kinh tế, chính trị lẫn sinh mạng con người.

Và cuối cùng, cũng như anh trai Thaksin, bà Yingluck kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng của mình trong cay đắng, bị lật đổ và sống lưu vong…

Binh lính Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 2014.

Trong lịch sử thế giới hiện đại, hiếm có quốc gia nào như Thái Lan, chỉ trong một đời người lại chứng kiến nhiều cuộc chính biến đến như thế. Đa nguyên, đa đảng đã mang lại cho nước Thái hàng tá những xung đột lợi ích nhóm của các đảng phái và gạt nguyện vọng của người dân ra phía sau. Chẳng còn mấy người ca tụng cái “đa nguyên, đa đảng” kia, bởi họ tận mắt chứng kiến nó đã mang lại cho đất nước mình điều gì.

Giờ đây, người Thái mong đợi một luồng gió mới từ cuộc bầu cử, đó là một thủ tướng có thể gắn kết hệ thống chính trị thành một khối thống nhất, vì lợi ích của người dân chứ không phải đảng phái. Nhưng ngay cả điều đó cũng là tương lai khó nói trước nếu nhìn lại những gì từng diễn ra ở chính trường nước này.

Diệu Hương

Bài mới
Đọc nhiều