+
Aa
-
like
comment

Đã đến lúc những ông chúa, bà tôi và cả chiến thần cần được đưa vào khuôn khổ

Công Luân - 15/04/2023 09:15

Khi những giọt nước mắt của danh hài Trấn Thành trong buổi ra mắt phim về cuộc đời của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn chưa ráo, thì dư luận một lần nữa lại sôi sục dậy sóng vì cái tên chiến thần review Hà Linh. Mạng xã hội ồn ào nhốn nháo vì những ông hề, bà chúa giờ lại đến chiến thần.

Chiến thần Hà Linh một cái tên được viral khắp mạng xã hội nhưng theo chiều hướng tiêu cực. Sau phiên livestreams với nhãn hàng Nguyên Xuân, những lập lờ về giá bán đã khiến càng đại lý của công ty này phản ứng dữ dội. Sau khi giằng co không đủ sức, Hà Linh lên tiếng xin lỗi dư luận, nhưng với một tâm lý vẫn ở kèo trên lời xin lỗi như mang xăng đi chữa cháy. Hàng loạt group antinfan được lập lên với số lượng đông khủng khiếp và có sự góp mặt của cả những người nổi tiếng. Giọt nước tràn ly những “nạn nhân” của màn review của Hà Linh được dịp lên tiếng. Nghiêm trọng đến mức các quán ăn phải dán giấy miễn tiếp đón Hà Linh đến review. Và tất nhiên lại là những lời xin lỗi nhưng đã có tâm thế ở kèo dưới hơn.

Những điều liên quan đến Trần Thành, Đàm Vĩnh Hưng đã được nói và nói rất nhiều cũng không cần phải nhắc lại, nhưng nếu đặt chung nó với sự việc của Hà Linh thì cũng có rất nhiều thứ đáng bàn. Ở câu chuyện này chúng ta thấy gì, đó là sự ngạo mạn, ngáo quyền lực của rất nhiều người đang hoạt động trêm mạng xã hội. Trong đó bao gồm Kols và cả nghệ sĩ. Với sức ảnh hưởng của mình, họ cho mình có quyền lực, được làm điều mình muốn và được phán xét mọi thứ trên quan điểm cá nhân. Họ nghĩ rằng những điều mình làm rất lớn lao, mang lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng. Đó là tâm lý ban ơn và điều này đang thực sự đáng báo động.

Trong khi thực tế thì giữa những người nổi tiếng và người hâm mộ tồn tại mối quan hệ cộng hưởng. Người thì phục vụ giá trị tinh thần, cung cấp thông tin về sản phẩm, sản xuất những clip có tính giải trí còn ở chiều ngược nếu không có người click, like, xem và mua hàng thì mọi chuyện đều vô nghĩa.

Tất nhiên, những người tự cho mình là có quyền lực sinh sát trong tay cũng có lỗi nhưng nếu nhìn một các tổng quát. Sự ngạo mạn ấy cũng là do thói quen xướng tụng vô tội vạ của một số trang báo lẫn người hâm mộ. Nào là “ông hoàng nhạc Việt”, “nữ hoàng nhạc dance”, nào là “hoàng tử nhạc tình”, “công chúa nhạc pop”, “nữ hoàng giải trí”, nào là “chiến thần riview”. Rủng rẻng các danh hiệu cực kêu nhưng không theo một tiêu chí, thước đo nào cả.

Thế nhưng đây lại là thứ đưa những người nổi tiếng lên mây và từ đó có những hành vi, lời nói, tư duy thiếu chuẩn mực. Để rồi sau mỗi lần gây sóng là im lặng và sau đó trở lại như chưa có gì. Xin lỗi ư nhưng nói thẳng là rất nhạt. Và dường như nó xuất phát từ tâm lý sợ tẩy chay hơn là ý thức được lỗi lầm và hành động của mình. 1 vòng luẩn quẩn ngông cuồng – im lặng – xin lỗi – ngông cuồng lại tiếp diễn. Câu chuyện này đã được nói và nói rất nhiều lần chứ không phải đến bây giờ.

Và trong bối cảnh ấy thì quản lý người nổi tiếng trên mạng được nhấn mạnh là 1 trong 19 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được Bộ TT&TT trong kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn đến năm 2025. Nhiệm vụ này sẽ do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ VHTT&DL
triển khai. Và đặc biệt quy trình xử lý, cụ thể là sẽ hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo với các nghệ sĩ, KOL có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 10 năm nay.

Đây là một tín hiệu đáng mừng, để đặt những ông chúa, bà tôi, cả chiến thần thần về đúng vị trí và đúng theo quy định của pháp luật. Không những để đảm bảo an ninh trên không gian mạng mà cũng là cơ hội để lấy lại niềm tin cho dư luận khi thói háo danh, phát ngôn phản cảm, văn hóa ứng xử trên mạng đáng báo động.

Công Luân

Bài mới
Đọc nhiều