+
Aa
-
like
comment

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và nước cờ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên bàn tròn đối ngoại.

08/07/2019 12:38

Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc, có nhiều người Việt cuồng nhiệt coi Tổng thống Trump như thần tượng. Vừa mới đây, từ một hình ảnh Tổng thống Trump khoanh tay khi trò chuyện với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều thành phần diễn biến thành Việt Nam bắt đầu “nịnh Mỹ” và mách nước Việt Nam hãy lựa chọn “theo” Mỹ. Trước vòng xoáy của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam đã đi nước cờ nào trên bàn tròn đối ngoại để vừa giữ được vị thế, sự tự chủ của quốc gia, vừa giữ được các mối quan hệ ngoại giao?

Nhìn từ tình hình thế giới, từ xưa đến nay, quốc gia này quá nổi tiếng sử dụng chiến thuật “đàn sếu bay”, luôn muốn kéo tất cả các quốc gia tham gia vào cuộc chơi, để tổng hợp sức mạnh, dĩ nhiên trong cuộc chơi đó Mỹ nắm quân bài chủ chốt. Xâu chuỗi sự kiện gần đây cũng đã thấy rõ, để chống Trung Quốc, trong lúc Mỹ đang phát triển tên lửa chiến thuật AIM-260, trang bị cho máy bay F-22, F/A-18 và F-35, sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022 để đối phó tên lửa PL-15 trên chiến cơ J-20 của Trung Quốc. Thì Úc đã bí mật xây dựng 01 cảng nước sâu cách thành phố Darwin 40 km về hướng đông bắc để phục vụ cho các hoạt động thương mại, công nghiệp và quân sự, có khả năng tiếp nhận các tàu chiến đổ bộ cỡ lớn như tàu trực thăng đổ bộ của Úc và tàu USS Wasp của Mỹ, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Con đường của Việt Nam, Việt Nam tự quyết định, vươn ra biển lớn, và làm chủ quốc gia mình
Con đường của Việt Nam, Việt Nam tự quyết định, vươn ra biển lớn, và làm chủ quốc gia mình

Việc Tổng thống Trump đe dọa đánh thuế toàn bộ hàng hóa Việt Nam, chỉ vì lo ngại nhiều công ty nước ngoài sẽ dời sang Việt Nam, để trốn thuế khi xuất khẩu sang thị trường nước Mỹ, đã cho thấy rõ người đứng đầu nhà Trắng đang rất khôn khéo khi đầy dụng ý muốn kéo Việt Nam vào cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Vì sao Mỹ muốn kéo Việt Nam vào? Đơn giản vì Việt Nam hiện đang là quốc gia đang được khối Anglo (Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand) dụ dỗ mọi chiều để gia nhập vào khối này, để kiềm chế Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự nổi bậc khối ASEAN, bên cạnh đó, ở tầm chiến lược, từ địa chính trị, đến vị trí địa lý, trên thế giới này không ai hiểu rõ Trung Quốc bằng Việt Nam. Nếu Mỹ “dụ” được Việt Nam hoặc biến Việt Nam thành đất nước phụ thuộc, có thể điều khiển Việt Nam, thì đây sẽ là tiền đề vững mạnh để Việt Nam chống Trung Quốc thế cho khối này.

Trước vòng xoáy chiến tranh thương mại, Việt Nam đã có những bước đi chiến lược. Nói không với kiểu làm ăn gian lận, từ vụ việc liên quan “Khải Siêu” cho đến “Con cưng”, đặc biệt là gần đây “Asanzo” dính nghi án đội lốt hàng Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thanh tra ngay. Phản ứng này của Thủ tướng không chỉ thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam, đem lại điểm cộng cho Việt Nam về môi trường đầu tư phát triển kinh tế, mà còn cho thấy rõ bản lĩnh của lãnh đạo Việt Nam khi xử lý vấn đề nhạy cảm, địa chính trị liên quan đến trường quốc tế. Hình ảnh báo chí quốc tế đưa tin về sự kiện G20 vừa mới đây, đã phần nào cho thấy được bản lĩnh ngoại giao của chính khách nước Việt.

Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh, mấy mươi năm qua hòa bình không tiếng súng, dù guồng máy chính quyền quả thật có nhiều vấn đề như tham nhũng, tuy nhiên kinh tế Việt Nam đang đi lên, GDP đầu người ngày càng tăng, người nghèo Việt Nam ngày càng ít đi. Việt Nam hiện đang kết bạn với mọi quốc gia, mọi khối chính trị thế giới bao gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Ấn, Nam Mỹ, Phi Châu v.v… Rất hiếm có một quốc gia như Việt Nam có nền ngoại giao đa phương sâu rộng như vậy mà không chịu ảnh hưởng của một khối địa chính trị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Donald Trump cùng vẫy cờ tại Văn Phòng Chính Phủ, Hà Nội ngày 27 tháng 2, 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Donald Trump cùng vẫy cờ tại Văn Phòng Chính Phủ, Hà Nội ngày 27 tháng 2, 2019.

Bản lĩnh của Việt Nam được thể hiện rõ từ hội nhập quốc tế, các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam không né tránh những khác biệt, mà luôn chủ động đối thoại và đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Phản ứng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước việc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát ngôn sai lệch về vấn đề chủ quyền Việt Nam đã cho thấy rõ điều đó.

71 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, Việt Nam và EU lại vừa đạt được bước tiến quan hệ lịch sử khi ký chính thức Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA sau 9 năm đàm phán và hoàn thành các thủ tục phê chuẩn qua 21 nước và Nghị viện Châu Âu – những thành quả này không đến dễ dàng và càng không phải ngẫu nhiên mà có, phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn, xét duyệt nghiêm ngặt. Thế nên, Việt Nam sẽ tiếp tục con đường bang giao ấy, chỉ hợp tác phát triển và sẽ không theo một ai. Bởi khi theo tức là phụ thuộc, là kẻ theo sau chịu điều khiển. Con đường của Việt Nam, Việt Nam tự quyết định tức là làm chủ quốc gia mình!

Hải Đường

Bài mới
Đọc nhiều