+
Aa
-
like
comment

‘Cụ rùa’ sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây

31/05/2020 09:22

“Cụ rùa” sau khi vào chùa được thả nuôi dưới đài phật Quan Âm, hàng ngày ăn chay.

Mới đây, người dân ở thị trấn Cái Nhum (Mang Thít, Vĩnh Long) khi tát mương bắt được một con rùa răng (hay còn gọi càng đước) nặng gần 10kg.

Sau đó, người này mang con rùa đến phóng sanh tại chùa Phước Tường (khóm 2, thị trấn Cái Nhum).

'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
‘Cụ rùa’ được người dân bắt dưới mương, đem tặng chùa Phước Tường

Người bắt được con rùa nói trên là anh Nguyễn Minh Nghĩa.

Theo đó, khoảng 13h ngày 21/5, anh Nghĩa tát mương bắt cá thì bất ngờ phát hiện “vật thể lạ”.

Thấy một con vật ló đầu lên mặt nước, anh Nghĩa tưởng là lươn nên định lấy cây chĩa đâm. Lúc này, phần mai rùa nhô nên anh Nghĩa nhảy xuống ôm lên mang về nhà.

Anh Nghĩa cân thử thì thấy con rùa nặng gần 10kg và rất khỏe; có người đòi mua con rùa này nhưng anh không bán.

'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
‘Cụ rùa’ được nhà chùa nuôi dưới đài tượng phật Quan Âm 
'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
‘Cụ rùa’ bò trong khuôn viên chùa

Anh Nghĩa sau đó mang rùa đến chùa Phước Tường phóng sanh.

Sư cô Thích Nữ Tâm Huệ (người sống trong chùa Phước Tường) cho biết, hôm đó, đi cúng thất về thì thấy hai vợ chồng chú Nghĩa đứng ngoài sân.

“Ban đầu tôi nghĩ họ đến chùa thắp hương nên cũng không để ý. Sau đó, họ đến nói “con tát cái mương lâu năm để bắt cá nhưng lại bắt được con rùa lớn lắm, muốn gửi vào chùa nuôi giúp.

Sau khi đọc kinh phóng sanh, tôi thả rùa xuống dưới đài phật Quan Âm để chăm sóc”, sư cô Thích Nữ Tâm Huệ cho biết.

'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
‘Cụ rùa’ sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây

Sư cô này cho biết thêm, theo đánh giá của nhiều cụ ông sống lâu năm, nhìn vào trọng lượng và lớp mai bị bong tróc rất nhiều, cho thấy con rùa này có tuổi thọ vài chục năm trở lên.

Để tránh bị lạc mất, nhà chùa khắc ký hiệu chữ Vạn và tên chùa Phước Tường trên phần mai rùa.

“Mình khắc chữ lên mai rùa để sau này lỡ rùa có đi lạc, người bắt được biết đó là vật nuôi trong chùa, để họ không ăn thịt”, sư cô Thích Nữ Tâm Huệ cho biết.

Thức ăn của “cụ rùa” chủ yếu ăn rau muống, cải… Hàng ngày nhà chùa vẫn thả rùa bò trong khuôn viên.

“Cụ rùa” 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay, nghe kinh Phật

Trong chùa Phước Kiểng ở Đồng Tháp có 6 báu vật là những cụ rùa trăm tuổi.

Trong 6 con rùa thì có 1 con 106 tuổi (nặng 15kg), 1 con 101 tuổi (nặng 13kg). Đặc biệt là con rùa nhỏ tuổi nhất lại chỉ ngủ mùng (màn), không bao giờ chịu xuống nước.

Nhà chùa cho biết, trước đây, hai cụ rùa trăm tuổi thường xuyên bị bắt trộm. Kỳ lạ là chỉ một thời gian sau, người ăn trộm lại tự mang rùa đến chùa để nhận tội.

'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
Những cụ rùa sống trong chùa Phước Kiểng
'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây

Những người đó nói, từ khi trộm rùa đem về nhà thì gặp đau ốm liên miên nên hoảng sợ đem trả về chùa.

Đặc biệt, cả 2 ông rùa đều ăn chay, rất thích rau muống. Nếu ai nghịch đem thịt, cá đến thì rùa không bao giờ ăn mà bò đi nơi khác.

Ngoài ra, mỗi khi nghe sư ông tụng kinh, 2 cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, chăm chú lắng nghe tiếng kinh Phật.

'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây
'Cụ rùa' sống dưới tượng phật Quan Âm trong chùa ở miền Tây

Những cụ rùa này rất tinh khôn và hiền từ, suốt ngày chỉ bò quanh quẩn trong sân chùa, ai muốn sờ mó, ôm bồng đều được và dù có bế đi đâu vẫn bò về chỗ cũ.

Mặc dù sống trong môi trường thiếu thiên nhiên, ăn toàn đồ chay nhưng các những cụ rùa vẫn khỏe mạnh.

Thanh Sang

Bài mới
Đọc nhiều