+
Aa
-
like
comment

COVID-19 Giai đọan 2: Cần phải bịt ngay được những “lỗ hổng” chết người

sông trà - 17/03/2020 18:33

Trong khi cả nước đang dồn sức chống dịch, việc không khai báo trung thực, giấu bệnh hay trốn cách ly đang đi ngược với sự nỗ lực của toàn xã hội, cần phải xử lý nghiêm minh để tránh tình trạng phải truy tìm ng cách ly, cách ly cả cụm cộng đồng gây lãng phí ngân sách nhà nước.

COVID-19 vẫn khó lường

COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu

Trong khi chưa tìm ra vắc -xin đặc trị, thì với đặc tính rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh của COVID-19, chỉ cần người mang mầm bệnh thiếu ý thức phòng ngừa cho cộng đồng là rất có thể làm dịch bệnh bùng phát bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Hiện COVID-19 đã xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch tiếp tục lan rộng và diễn biến phức tạp, tính đến 6h sáng ngày 16/3 (giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tăng lên hơn 169.334 người, trong đó, số người chết tăng lên 6.500 ca và 76.618 ca khỏi bệnh

Nhiều nước như Ý, Mỹ, Pháp, Bỉ, Campuchia… đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp cho các bệnh viện, theo đó, những đơn vị này ngừng vô thời hạn các ca tư vấn, thăm khám và phẫu thuật không khẩn cấp; đóng cửa trường học; hạn chế thông thương, nhập cảnh…v…v. với hy vọng kiểm soát được dịch bệnh.

Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ dịch bùng phát, tối 15/3, Bộ Y tế công bố thêm 3 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên 57 trường hợp. Cả 3 ca nhiễm mới đều là người nước ngoài.

Bịt mọi lỗ hổng để chống dịch hiệu quả

Thời gian qua đã có không ít người đi từ tâm dịch trở về lại không khai báo, trốn cách ly, giấu bệnh. Cũng như quy trình kiểm soát tại tuyến đầu – hải quan, y tế sân bay có “lỗ hổng” nhất định, nên đã toàn hệ thống chính trị, toàn dân phải chuyển trạng thái sang giai đoạn 2 của công cuộc chống “giặc dịch” với tính chất khó khăn hơn, vất vả hơn và cũng tốn kém hơn.

Một là: Truyền thông hơn nữa để nâng cao ý thức phòng chống dịch cho người dân.

Thực tế, giai đoạn đầu, khi các trường hợp có dấu hiệu nhiễm dịch trung thực khai báo ngay từ đầu, chúng ta đã kiểm soát khá tốt và không có trường hợp nào tử vong. 16 ca nhiễm đầu tiên, trong đó có những ca tuổi cao lại có nền bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn được điều trị khỏi và xuất viện.

Và khi người dân Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)- điểm nóng về dịch ở thời điểm đó được cách ly, với sự tự giác khai báo của người dân ở đây, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế một cách hiệu quả. Để rồi sau 20 ngày cách ly, Sơn Lôi đến bây giờ cũng không có thêm ca nhiễm mới và đã chính thức xóa cách ly.

Tuy nhiên, chúng ta bắt buộc vào cái thế phải chuyển mình sang giai đoạn 2 để đối phó với dịch thì mới thấy rõ vấn đề ý thức cá nhân, trách nhiệm cộng đồng của một bộ phận người dân nó quan trọng như thế nào.

Chuyện một số cá nhân đi từ vùng dịch về không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực thời gian sinh sống và lịch trình đi lại trong những ngày gần đây là hành vi cần phải lên án. Vì, trong khi cả hệ thống chính trị đang nỗ lực để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh thì một vài cá nhân lại thiếu ý thức, trách nhiệm trong khai báo y tế đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Hai là: Công tác ứng phó với dịch ở cơ sở y tế cơ sở cần phải luôn sẵn sàng

Việc Bệnh viện (BV) Hồng Ngọc đã không có giải pháp phân luồng, cách ly nào chỉ lộ ra khi cô bệnh nhân 17 đi khám. Mặc dù trước đó, Bộ Y tế đã ra nhiều công văn chỉ đạo các bệnh viện cả công lẫn tư về việc tổ chức phân luồng, phân loại bệnh nhân và bố trí cách ly để ứng phó với dịch.

Chính Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ rõ: BV Hồng Ngọc không chấp hành hướng dẫn của Bộ Y tế khi không có quy trình và thiếu ý thức trách nhiệm. Quy định phải có khu khám riêng nhưng BV không có nên chỉ trong hơn 1 tiếng đã có gần 20 y, bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân 17. Một ngày sau, bác sĩ đã khám cho bệnh nhân 17 lại tiếp tục khám cho người bệnh khác.

Vì thế, tăng cường kiểm tra việc tổ chức phân luồng, cách ly ở các BV, nhất là cơ sở y tế tư nhân, nếu không, chỉ cần một cơ sở nữa như Hồng Ngọc, là có thể tạo nên những lỗ hổng “phá toang đê vỡ”!

Ba là: Chúng ta không thể không nói đến quy trình kiểm soát hộ khẩu, y tế tại cửa khẩu sân bay. Khi công tác chống dịch của chúng ta “bất đắc dĩ” phải chuyển sáng giai đoạn 2 một phần cũng tại quy trình kiểm soát đó có vấn đề cần phải tra soát lại.

Theo quy trình tại sân bay quốc tế Nội Bài, hành khách khi xuống máy bay sẽ phải làm thủ tục nhập cảnh do lực lượng an ninh cửa khẩu sân bay (Bộ Công an) kiểm soát. Sau đó, hành khách sẽ được kiểm soát đo thân nhiệt, nếu có dấu hiệu nghi vấn về sức khoẻ, hành khách sẽ được cách ly theo quy định.

Nhưng, việc hộ chiếu của hành khách Nguyễn Hồng Nhung – bệnh nhân số 17 có dấu hộ chiếu xuất nhập cảnh qua Ý không hiện vẫn chưa có cơ quan nào xác nhận. Vì thế, câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc là vì sao bệnh nhân số 17 từng di chuyển qua Ý nhưng vẫn “lọt” qua được vòng kiểm soát của lực lượng an ninh sân bay đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Hoặc trường hợp 2 vợ chồng sống tại chung cư Khang Gia Tân Hương (P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) đi du lịch ở Milan (Ý) về, đã lọt qua cửa kiểm tra ở sân bay Tân Sơn Nhất thay vì phải bị cách ly ngay khi vừa đến sân bay.

Rồi, người đàn ông ở Nghệ An từ vùng dịch ở Nhật về muốn cách ly nên đã khai báo hết nhưng vẫn không được v.v. Những trường hợp này cho thấy việc kiểm dịch tại cửa khẩu đang có lỗ hổng rất nguy hiểm, nhất là khi dịch COVID-19 đã lây lan rất n hanh trên toàn cầu.

Có người đặt vấn đề rằng: Trường hợp này cho thấy, việc phát hiện các nguồn lây nhiễm Covid-19 tại các khu vực cửa khẩu sân bay hiện phụ thuộc vào ý thức tự giác của người dân, chứ không phải từ năng lực phát hiện của các cơ quan chức năng?

Như vậy, chúng ta đang có những “lỗ hổng” chết người trong công tác phòng chống dịch COVID-19 đó là ý thức cá nhân, trách nhiệm cộng đồng của một bộ phận người chưa cao. Cùng với đó là năng lực, quy trình kiểm soát, chống dịch của hải quan sân bay, cửa khẩu cần phải được nâng cao, chặt chẽ hơn.

Có thể nói, Chính phủ, Ban Bí thư…đã chỉ đạo rất quyết liệt công tác phòng chống dịch một cách quyết liệt, đồng bộ trên nhiều mặt trận. Thế nên, xin đừng vì sự tắc tách của một người mà làm guồng máy của các cơ quan, các địa phương bị cuốn vào nhiệm vụ phòng chống dịch khẩn cấp.

Nó làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục nghìn người dân trên nhiều địa bàn bị đảo lộn lớn; hàng nghìn người buộc phải sống cách ly; Chính việc này gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế khi mọi thứ đều phải đình trệ vì dịch COVID-19.

Mỗi chúng ta hãy là người mang lại điều tốt lành cho người khác, chứ đừng trở thành người gieo rắc tai họa cho người khác. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần phải bịt được những “lỗ hổng” chết người kia, nếu không việc kiểm soát dịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Sông Trà

Bài mới
Đọc nhiều