+
Aa
-
like
comment

Công ty địa ốc Alibaba đã lừa đảo hàng nghìn người rơi vào dự án ma như thế nào?

19/09/2019 15:38

Mới đây, giám đốc công ty Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thái Luyện đã bị bắt để điều tra về việc vẽ các dự án ma, nhằm chiếm đảo tiền đầu tư của hàng nghìn tỷ đồng. Điều đáng nói hàng loạt các dự án ma này đã vươn vòi bạch tuộc tới hầu hết các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận… Vậy thủ đoạn của chúng ra sao mà có lừa gạt hàng nghìn người như vậy?

tinngan_112540_722298839_0wap_320

Thực chất đây cũng là mô hình kinh doanh kiểu đa cấp bất động sản. Tại các địa phương phía nam như Vũng Tàu, Đồng Nai nơi vùng nông thôn như Nhơn Trạch hay Long Thành những hộ đất đai có nhà hàng trăm công là chuyện bình thường. Khi Alibaba nhắm một lô đất nào đó của nhà nào nhiều, họ liền tới đặt vấn đề hợp tác với thủ đoạn công ty này lo hết thủ tục pháp lý, người dân bán đất nhưng chia hoa hồng lợi nhuận.

Ví dụ ông A có 10 công đất, công ty Alibaba tới đặt vấn đề hợp tác phân lô với ông A, các thủ tục Alibaba lo hết còn đất là của ông A, tất nhiên sau khi phân lô thì giá đất sẽ tăng lên rất nhiều lần so với giá gốc nhưng lợi nhuận trên lô đất này chia theo tỉ lệ phần trăm tùy vào thỏa thuận giữa 2 bên còn vốn trả lại cho ông A. Nghe bùi tai, tự nhiên có chiếc bánh ngọt rơi xuống, thay vì bán đất được vài tỷ thì kiếm được chục tỷ ai dại gì mà không làm.

Sau khi có được thỏa thuận với người dân, Alibaba bắt đầu cho cho đội ngũ cò hay còn gọi là nhân viên sales từ trên mạng lẫn ngoài đời chèo kéo lôi dụ khách xuống xem dự án. Để lôi kéo được hàng nghìn người tham gia, ngoài việc tổ chức các buổi hội thảo, Alibaba còn chuẩn bị xe đưa đón tận nơi. Với chiêu bài đánh vào lòng tham của khách hàng, Alibaba cam kết nếu đầu tư vào mỗi dự án này thì lợi nhuận đạt mức 50%. Với tầm 500tr mà có tận 1000 m2 thì ai mà chả ham thế là xuống tiền lọt bẫy thôi. Nó giống y như đa cấp khi khách hàng bỏ tiền để thực hiện dự án. Về phần giấy tờ thì tất nhiên Alibaba hứa hẹn, có một số địa phương bôi trơn cho quan xã thì xin được cái giấy công chứng, mà dân ta thì cứ có dấu đỏ chính quyền là tin tưởng.

Để chi trả lợi nhuận như đã hứa ban đầu, Alibaba vẽ ra rất nhiều dự án lấy tiền của khách hàng trước bù khách hàng sau, cứ thế nổi tiếp hoài. Một vài ông nhận tiền được thì truyền tai nhau thế là giúp Alibaba có những con mồi béo bở. Đây chính là hình thức kinh doanh của kiểu bán hàng đa cấp.

Với kiểu phân lô bán nền như thế thì đa phần khách hàng đều là người chịu thiệt, vì đất đó là đất nông nghiệp nên không có chuyện được phép xây dựng, không giấy tờ đầy đủ, thậm chí mất cả chì lẫn chài. Khi người dân nếu xây dựng chính quyền mà cưỡng chế, lại bắt đầu sinh ra một đống dân oan, lại đòi đền bù kiện tụng, trong khi công ty này là như ông ngồi rung đùi hưởng lợi. Đa phần những khách hàng của thằng Luyện là người lao động chân chính, có thu nhập trung bình, tích cóp được mớ tiền muốn kiếm tí lời, hoặc cất căn nhà để an cư lạc nghiệp, và khi dính vào nó rồi thì coi như bay cả cuộc đời tích góp.

Việc để xảy ra sai phạm như Alibaba thì trách nhiệm trước hết thuộc về địa phương và có thể là những quan xã, quan huyện tiếp tay cho chúng thế nên ông Luyện mới ngông nghênh và du côn như thế. Chứ ở địa phương người dân làm thịt con gà còn biết thì đừng nói rằng việc nó phân lô bán nền mà địa chính lại không biết nghe vô lý. Hy vọng sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, ngoài việc lôi đầu những tên trùm sò lừa đảo ở Alibaba ra ánh sáng thì những con sâu quan chức tiếp tay cho chúng cũng bị trừng trị.

Linh Nguyễn

Bài mới
Đọc nhiều