Công tác chuẩn bị đại hội nhân sự: “Đừng thấy hạt giống đỏ mà tưởng chín”
Ngày 23/4, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, ổn định phát triển kinh tế – xã hội và một số nội dung quan trọng khác, trong đó có nội dung về công tác nhân sự Đại hội XIII. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị.
Lựa chọn nhân sự chiến lược đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong
Phát biểu kết luật hội nghị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc nhằm báo cáo một số vấn đề, nội dung quan trọng, cần thiết để các các ủy viên T.Ư Đảng, cán bộ chủ chốt các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến, chuẩn bị làm các bước tiếp theo.
Theo ông, công tác văn kiện rất quan trọng, nhưng công tác nhân sự phức tạp, khó hơn, nhạy cảm hơn, cần tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra định hướng để làm cho tốt, để chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, “dưới có vững thì trên mới bền chắc được”.
Ông khẳng định, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự phát triển bền vững của Đảng, của đất nước. Do đó, từng cơ quan, từng cấp, từng ngành phải làm cho tốt công tác đặc biệt quan trọng này, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, nhân dân lên trên hết, toàn tâm toàn ý lo cho công việc chung, trên dưới đồng lòng, đoàn kết nhất trí thì công việc mới trôi chảy, mới xứng tầm lãnh đạo đất nước trong bối cảnh tình hình mới.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Do đó, công tác cán bộ luôn được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Thực tiễn công tác cán bộ trong những nhiệm kỳ qua cho thấy, dù đã có nhiều cố gắng, song vì nhiều lý do khác nhau nên đôi khi vẫn để “lọt” một vài nhân sự có biểu suy thoái về đạo đức tư tưởng, tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật vào trung ương. Điều này không chỉ làm suy giảm niềm tin của người dân đối với công tác cán bộ của Đảng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay đã có hơn 70 cán bộ cao cấp bị kỷ luật, trong đó có những người là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương. Thậm chí có nhiều người trong số này, một thời từng được coi là “hạt giống đỏ” sáng giá, được “chọn mặt gửi vàng” vào các vị trí quan trọng trong bộ máy.
Công tác chuẩn bị đại hội nhân sự: “Đừng thấy hạt giống đỏ mà tưởng chín”
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu rõ trong công tác cán bộ nhân sự của Đảng khoá XIII sắp tới đề nghị phải chú trọng về những hạt giống đỏ của đất nước.
Nói về hạt giống đỏ, tức là những thế hệ tiếp nối của thế hệ cán bộ, lãnh đạo vẫn đã và đang làm việc trong các bộ máy nhà nước. Con ông cháu cha nếu có phẩm chất, năng lực tốt không tội gì không bổ nhiệm. Nhưng ngược lại, nếu chưa đủ độ chín mà bổ nhiệm thần tốc thì tình trạng “nửa đường đứt gánh” đã nhìn thấy trước, thậm chí có người mới được bổ nhiệm thì đã bị bãi miễn
Trong nhiều năm qua, những cái tên như Vũ Minh Hoàng, Nguyễn Xuân Anh, Lê Phước Hoài Bảo, Trần Văn Mẫn, Nguyễn Bá Cảnh… đây đều là những cán bộ trẻ, là những “hạt giống đỏ” của đất nước. Nhưng lại là người bị kỷ luật, với nhiều lý do, sự nghiệp chính trị của họ đều đã dừng lại.
Câu chuyện cán bộ trẻ “chín nhanh, chín ép” đã để lại bài học đau xót, nó cho thấy công tác cán bộ cần phải thật kỹ càng và thận trọng hơn nữa. Thậm chí phải để họ được tôi luyện ở những môi trường khắc nghiệt để xem có đủ phẩm chất và năng lực hay không, chứ không thể nâng đỡ kiểu “túm tóc kéo lên”.
Con ông cháu cha những “hạt giống đỏ” của đất nước, thừa hưởng nền tảng tri thức của gia đình, đều được đào tạo bài bản. Nếu không được tôi luyện để họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà “đốt cháy giai đoạn” đặt họ vào chiếc ghế quá lớn, thì lại là làm hại họ, thậm chí là chặn đi con đường chính trị của họ.
Chủ trương là vậy nhưng người trẻ ngồi vào những vị trí trọng trách đòi hỏi phải có đầy đủ tiêu chuẩn. Thậm chí phải để cho họ được tôi luyện trong thực tiễn, trong những môi trường khó khăn, phức tạp để người trẻ tích lũy cho mình đầy đủ bản lĩnh, kinh nghiệm mới hy vọng không sa vào những sai lầm.
Ngược lại, những lãnh đạo có con em thuộc diện “hạt giống đỏ” trước khi từ cha ông của mình thực hiện nghiêm quy định làm gương, quan trọng là họ làm được gì cho quê hương, đất nước.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có đủ tài, đức, trong hơn một năm qua, các cơ quan trung ương và địa phương đã tiến hành những cuộc “sát hạch” chặt chẽ, theo đúng quy trình, quy định của Đảng đối với hàng trăm những “hạt giống đỏ”- những người đã được phê duyệt vào quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, quy hoạch chức danh cấp trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị – xã hội, bí thư các tỉnh ủy nhiệm kỳ tới…
“Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên phải xác định đại hội là dịp để chỉnh đốn đội ngũ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần dân chủ, sáng tạo và trách nhiệm để tham gia có hiệu quả nhất vào các quyết định của đại hội”, trích bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về “Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Phạm Minh Hà
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả