+
Aa
-
like
comment

Công bố phát hiện mới đáng kinh ngạc về biến thể lai giữa Omicron và Delta

10/03/2022 10:36

Trong khi cơn bão lạm phát tại Mỹ vẫn chưa kịp tan, thì mới đây kinh tế thế giới lại phải hứng chịu thêm một tác động mới – giảm phát đã xuất hiện tại Trung Quốc. Hai đầu tàu kinh tế toàn cầu chật vật dự kiến sẽ khiến cả thế giới khó khăn, gây tổn thương tới tất cả quốc gia.

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc giảm xuống bằng 0 trong tháng 6/2023

Chuyện gì đang xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc?

Cuối năm 2022, khi Chính phủ Trung Quốc đột ngột từ bỏ chính sách Zero Covid, các nhà dự báo đều tin tưởng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ hồi phục ngoạn mục sau gần 3 năm ròng rã bị bó buộc trong các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Thế nhưng, nửa năm đã trôi qua mà không có điều kỳ diệu nào xảy ra. Ngược lại, một loạt chỉ số kinh tế, trong đó có doanh số bán lẻ và giá nhà sản xuất (PPI) đều giảm nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Và gần đây nhất, CPI chỉ tăng 0% cho thấy kinh tế Trung Quốc đã rơi vào tình trạng giảm phát (hàng hóa dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm).

Cùng với một loạt số liệu yếu kém, thì từ nhiều tháng nay, các nhà sản xuất Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng giá hàng hóa giảm mạnh vì sức mua ở cả trong nước và nước ngoài đều yếu. Người tiêu dùng thì trì hoãn chi tiêu với hi vọng giá sẽ giảm xuống sâu hơn nữa, khiến các doanh nghiệp không đủ dòng tiền để trang trải đầu tư và trả lương cho nhân viên. Hậu quả tỷ lệ thất nghiệp đang ngày một tăng, đặc biệt ở giới trẻ Trung Quốc.

Vậy nguyên nhân nào đã làm người dân Trung Quốc trì hoãn việc chi tiêu dẫn tới tình hình tồi tệ nói trên? Trong khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nhiều lần hạ lãi suất cho vay và khuyến khích nhu cầu của người dân?

Lạm phát ở nhiều nền kinh tế có thể đã đạt đỉnh, có xu hướng giảm trong năm 2023

Lạm phát toàn phần ở một số nền kinh tế lớn

Sở dĩ các biện pháp kích cầu đã không đem lại hiệu quả là vì Trung Quốc phải hứng chịu cơn bão suy thoái toàn cầu ngay khi vừa mới mở cửa hậu covid. Tình hình việc làm suy giảm trên diện rộng trong 3 năm phong tỏa covid-19 đã không được cải thiện vì chỉ mới đầu năm 2023 thôi, một loạt các quốc gia đã phải cắt giảm sản xuất vì thiếu hụt đơn hàng và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Tỷ lệ thất nghiệp cao ngay lập tức đã tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân nước này, nó khiến nhiều gia đình gia tăng tích trữ tiền mặt bởi lo ngại về triển vọng kinh tế ảm đảm sẽ ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của họ trong tương lai. Hậu quả là người dân không chỉ thắt chặt chi tiêu mà còn nảy sinh tâm lý chờ các mặt hàng giảm giá.

Ông Lloyd Blankfein, cựu CEO Goldman Sachs, giải thích: “Khi bạn biết rằng giá các mặt hàng sẽ còn giảm, bạn sẽ quyết định chờ đến ngày hôm sau mới mua hàng. Sáng hôm sau, bạn tỉnh dậy và tự nhủ: ‘Mình sẽ chờ thêm một ngày nữa vì giá đang ngày càng rẻ’… Cứ như thế, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái trì trệ”.

Ban đầu mọi thứ không đến mức quá tồi tệ như hiện nay, thậm chí đã có thể cải thiện dần sau khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ. Thế nhưng, việc không có cách nào ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp tăng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng này trở nên bi đát hơn. Người dân ngày càng bi quan, và họ sẽ không chi tiêu khi không thể chắc chắc về công việc và thu nhập trong dài hạn. Bên cạnh đó việc thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn trầm lắng đã khuếch đại hơn nữa tình trạng thất nghiệp từ covid-19.

Có thể nói rằng đảm bảo công ăn việc làm mới là mục tiêu cần nhắm tới. Vì chỉ điều đó mới có thể trấn an tâm lý người tiêu dùng chứ không chỉ đơn thuần là bơm tiền, vì nếu người dân không chịu chi tiêu, thì tiền bơm ra càng khó chảy vào nền kinh tế thực, nó chỉ loanh quanh trong hệ thống tài chính, hoặc thậm chí được dùng để trả nợ.

Song, chính phủ Trung Quốc giờ đây đã không còn nhiều công cụ để đảo ngược tình trạng này. Một thị trường bất động sản sôi động và sức chi tiêu mạnh tay của chính quyền địa phương, hai trong số các yếu tố cốt lõi đóng vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế Trung Quốc bấy lâu nay đều đang ngập trong nợ. Các doanh nghiệp bất động sản và chính quyền địa phương đều đang phải xoay sở để trả nợ, nó không những khiến họ chi tiêu ít đi mà còn cắt giảm việc làm để tiết giảm chi phí. Chưa kể Mỹ đang cố gắng gạt Trung quốc khỏi thị trường chất bán dẫn toàn cầu, cũng như những lĩnh vực công nghệ cao khác – vốn được xem là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Trung Quốc. Tệ hơn nữa, căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington đã khiến các công ty phương Tây ngày càng chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và xu hướng này đã quá trễ để đảo ngược. Tất cả những yếu tố đó đã khiến mối lo giảm phát trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết tại đất nước tỷ dân.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ Trung Quốc vượt mức kỷ lục 20% (tháng 4/2023)

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giới chức Trung Quốc cần tính đến hạ giá đồng tiền để kích thích lạm phát hoặc cung cấp các chương trình hỗ trợ tiền mặt cho hộ gia đình. Song tác động của nó vẫn còn là một ẩn số, vì cần phải xem xét những chính sách nói trên có gia tăng được lượng việc làm trong xã hội hay không. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa công bố một gói kích thích nào ở quy mô lớn. Và nếu giảm phát tại nước này diễn ra trên diện rộng và kéo dài, Trung Quốc sẽ đi vết xe đổ của Nhật Bản – quốc gia đã chìm trong vài chục năm giảm phát và trì trệ.

Với Việt Nam, làn sóng thắt chặt chi tiêu của Trung Quốc sẽ tác động rất lớn nếu chính phủ không mạnh tay can thiệp. Thủ tướng Lý Cường tuần trước đã nói chuyện với một số nhà kinh tế Trung Quốc, ông nhấn mạnh các chính sách sẽ “có mục tiêu, toàn diện và phối hợp tốt” – đồng nghĩa các gói kích thích sẽ không ở quy mô lớn. Do đó cần chuẩn bị tinh thần nếu đối tác thương mại lớn thứ 2 của nước ta bước vào thời kỳ phục hồi chậm chạp, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều