+
Aa
-
like
comment

Đừng tiếp tay nếu còn nghĩ đến mình là dân tộc Việt Nam

Ốc Biển Trường Sa - 12/12/2019 12:35

600 người Trung Quốc ngang nhiên trình diễn áo dài sườn xám và các trang phục dân tộc thiểu số của nước này tại một trung tâm hội trợ-triển lãm ở tỉnh Quảng Ninh, nhưng người dân địa phương là người phát hiện và báo cho chính quyền. Câu hỏi đặt ra, chính quyền địa phương ở đây đã và đang làm việc, quản lý thế nào vậy?

Việc xảy ra tại địa phương nhưng địa phương không nắm, không có sự quan tâm, hoặc là vô tâm. 600 người Trung Quốc ngông ngênh trình diễn áo dài sườn xám trên lãnh thổ Việt Nam, đây là việc không thể chấp nhận được. Thay vì chính quyền địa phương phải ngăn chặn việc này, thì đợi đến UBND tỉnh Quảng Ninh ra tay, ra văn bản yêu cầu giới hữu trách đình chỉ hoạt động và “xác minh làm rõ nội dung” của hoạt động “có sự tham gia của du khách người nước ngoài” này.

trungquoc.111

Trong khi đó, sự kiện được tổ chức một cách bài bản, có chủ đích, được quay video và fly cam. Với quy mô rầm rộ, nội dung không chỉ trình diễn, mà còn trao giải trang phục sườn xám. Có hẳn ban giám khảo, người dẫn chương trình, nhân viên phục vụ – tất cả đều là người Trung Quốc.

Được biết, số người Trung Quốc này đã đến Việt Nam theo hình thức “tour 0 đồng”, “núp bóng một sự kiện tổ chức nội bộ của doanh nghiệp”. Yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ, doanh nghiệp tại Việt Nam đứng ra tổ chức sự kiện cho 600 người Trung Quốc này huyên náo là ai? Chương trình này chưa được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xét duyệt, cấp phép biểu diễn. Vậy, công ty tổ chức sự kiện này là ai, có lý lịch hoạt động thế nào mà dám đứng trên lãnh thổ Việt Nam tổ chức chương trình phi pháp, hoạt động “chui” như thế này?

Với một chương trình lớn thế này, 600 con người Trung Quốc tung tăng ngang nhiên thể hiện như đi hội, vậy mà chính quyền địa phương còn “bỏ ngõ”, thật không thể không quan ngại về công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động diễn ra trên địa bàn. Ý thức về văn hóa của những người đang công tác trong hệ thống chính quyền địa phương ở ngưỡng nào, khi để việc này diễn ra.

Trong khi đó, Trung Quốc chẳng từ bỏ thủ đoạn nào để tuyên truyền về văn hóa, cố gắng đánh lận, hòng đồng hóa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Quốc. Vừa mới đây thôi, sự kiện người Trung Quốc ăn cắp quốc phục Việt Nam là chiếc áo dài, bịa đặt thành “quốc phục của Trung Quốc”, người dân Việt Nam phản ứng gay gắt là vậy, truyền thông đưa tin rầm rộ là vậy mà.

Ai, công ty nào tổ chức cho 600 con người Trung Quốc “làm loạn” trên lãnh thổ Việt Nam?
Ai, công ty nào tổ chức cho 600 con người Trung Quốc “làm loạn” trên lãnh thổ Việt Nam?

Sự việc 600 người Trung Quốc trình diễn áo dài sườn xám chui trên lãnh thổ Việt Nam, như thêm một “nắm muối” xát vào trái tim người Việt Nam. Bởi, đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc có giả tâm, giở thủ đoạn tuyên truyền những điều sai trái. Từ chuyện những chiếc bản đồ phi pháp có cái gọi là “đường lưỡi bò” nghiễm nhiên hiện diện ở Việt Nam; rồi phim hoạt hình lồng ghép “đường chín đoạn”; trên app xe hơi – sản phẩm có nguồn góc từ Trung Quốc đến Việt Nam liên tục xuất hiện thủ đoạn tuyên truyền cho chủ quyền phi lý mà Trung Quốc đòi hỏi. Chính vì sự sơ sót của các cơ quan chức năng trong việc quản lý văn hóa phẩm xuất bản – vô tình đã trở thành công cụ, tiếp tay phục vụ cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Đau lòng, bức xúc, xen lẫn phẫn nộ khi chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để xảy ra sự việc trên. Giá như, những cán bộ chuyên trách, từ chính quyền địa phương đến các ngành liên quan ở đơn vị cấp phép cẩn trọng hơn, quan tâm hơn và bớt đi sự lơi là, tắc trách thì có lẽ, những nỗi đau này không diễn ra. Và con đường tuyên truyền, giả tâm thực hiện những điều ngang trái liên quan đến chủ quyền bành trướng của Trung Quốc cũng sẽ tịch ngòi từ những ngóc ngách liên quan đến văn hóa.

Ốc Biển Trường Sa

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều