+
Aa
-
like
comment

Công an bắt khẩn cấp nữ giám đốc công ty xăng dầu ở Sài Gòn

27/11/2021 14:47

Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF), ông Đỗ Văn Sử – Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ dòng vốn của nhà đầu tư Tây Âu và Bắc Mỹ đến Việt Nam.

Nếu như trước đây, các nhà đầu tư phương Tây chỉ mong muốn rót vốn vào Trung Quốc như “gà đẻ trứng vàng”, thì nay, tình thế đã hoàn toàn đổi khác. Giới tư bản phương Tây, dưới áp lực của thương chiến Mỹ – Trung, đã buộc phải suy nghĩ lại về định hướng mở rộng sản xuất tại Trung Quốc và xu hướng chuyển dịch FDI tất yếu sang những nền kinh tế an toàn hơn. Và Việt Nam đã trở thành sự lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, nhiều năm qua, trong top 5 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam thì đa phần là các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Singapore. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư đang có sự dịch chuyển tương đối của các nhà đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vào các ngành năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam để tìm hiểu về môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông John Neuffer, CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

Lý giải về điều này, đa số chuyên gia đều cho rằng, trong 2 năm vừa qua, kể từ khi Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì rất nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo. Đi kèm với các tập đoàn này là hàng loạt doanh nghiệp cung ứng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Ngoài ra, tính hấp dẫn đến từ lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng góp phần không nhỏ vào sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài, khởi nguồn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tiếp là Hàn Quốc, sau đó là nhà đầu tư châu Âu.

Bên cạnh đó, lợi thế về trữ lượng đất hiếm, nguồn nhân lực tiềm năng và chiến lược đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cũng góp phần lớn vào việc giúp Việt Nam ngày càng trở thành trung tâm, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Những con số thống kê của 8 tháng năm 2023 cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 18,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy việc thu hút dòng vốn FDI đã khởi sắc trở lại và là điều kiện quan trọng để Việt Nam bứt phá trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, tăng trưởng trở lại cũng là thách thức khi dòng đầu tư luôn có sự thay đổi. Câu hỏi được đặt ra là phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh như thế nào để sự tăng trưởng này là bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc.

Cơ cấu vốn ĐTNN 8 tháng năm 2023 theo tháng và theo cách thức đầu tư vốn

Mặc dù có nhiều lợi thế trong việc thu hút làn sóng FDI, tuy nhiên phía doanh nghiệp nước ngoài vẫn cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Bởi không chỉ có Việt Nam mà Ấn Độ, Indonesia hay Thái Lan… cũng là những quốc gia có nhiều điểm mạnh trong việc đón đầu các dòng vốn dịch chuyển.

Thời gian tới, để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam có 2 yếu tố cần lưu ý cải thiện.

Một là đảm bảo về việc cung cấp năng lượng. Với những nhà đầu tư lớn, họ không chỉ kỳ vọng vào hạ tầng, mà cần sự đảm bảo về việc cung cấp năng lượng. Họ sẽ không chấp nhận việc được thông báo cắt điện trước 3 ngày và nhà máy của họ bị cắt điện 24 giờ. Do đó, cần cung cấp dịch vụ điện ổn định cho các nhà đầu tư.

Hai là vấn đề về giáo dục và đào tạo. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút nhiều nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư này đến thì Việt Nam phải đảm bảo nguồn lực có trình độ cao tại các địa phương để đáp ứng nhu cầu khai thác của các doanh nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh giáo dục và đào tạo để tăng chất lượng nguồn nhân lực.

Lan Hoa

Bài mới
Đọc nhiều