+
Aa
-
like
comment

Con số sai lệch, không biết tin vào đâu để điều hành kinh tế

25/08/2019 15:43

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tới sự sai lệch của các Bộ, ngành và địa phương ở cùng một lĩnh vực cụ thể, khiến Chính phủ không biết tin vào đâu để điều hành kinh tế.

Tổng cục Thống kê nói chênh lệch xuất khẩu khoáng sản Việt Nam – Trung Quốc là 5 tỷ USD, nhưng Tổng cục Hải quan trả lời là không phải. Thịt heo xuất khẩu Bộ NN&PTNN thống kê là 200.000 tấn, nhưng số liệu của Bộ Công thương là 300.000 tấn. Chúng tôi không biết tin vào số nào để điều hành kinh tế vĩ mô.

Đó là thực trạng trong vấn đề thống kê được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra trong buổi làm việc với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hôm 16/8.

 Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu trong buổi làm việc với Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT ngày 16/8.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu trong buổi làm việc với Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT ngày 16/8.

“Ra rả” thống kê vẫn bỏ sót sản lượng?

Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – cho biết, Tổng cục đang thực hiện Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP). Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt ra ở mức cao, chưa phù hợp với tiềm năng của địa phương sẽ gây áp lực đối với việc đánh giá kết quả thực hiện của Tổng cục Thống kê sau này.

Sau báo cáo của Tổng cục Thống kê, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra hàng loạt câu hỏi về chất lượng thống kê hiện nay. Theo Phó Thủ tướng, khu vực kinh tế, dân số, lao động, việc làm, thu nhập là những vấn đề luôn thu hút sự quan tâm, nhưng có nhiều ý kiến chuyên gia không tin vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt 2.000 USD/năm.

“Bao nhiêu sinh viên ra trường không có việc làm? Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và thành thị ra sao? Tất cả đều không có số liệu. Trong thống kê về dân số, nhiều địa phương khi làm ngân sách họ thắc mắc có lí, ví dụ: TPHCM, Bình Dương là khu vực kinh tế trọng điểm họ nói hàng triệu lao động có phải dân số của họ đâu nhưng thường xuyên trên địa bàn, những địa phương như ở Nghệ An và Thanh Hóa chủ yếu là lao động đi nhưng họ vẫn thông báo về dân số”- Phó Thủ tướng cho biết.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh tới sự sai lệch của các Bộ, ngành và địa phương ở cùng một lĩnh vực cụ thể, khiến Chính phủ không biết tin vào đâu để điều hành kinh tế. Đơn cử như kinh tế biên mậu, xuất nhập khẩu, nhất là tiểu ngạch… theo Phó Thủ tướng thì “câu chuyện này ra rả lắm!”.

“Trong chăn nuôi, theo quan điểm của Bộ NN&PTNT thì các đồng chí Tổng cục Thống kê bỏ sót sản lượng của họ từ 1- 2 lứa. Xuất khẩu thịt heo theo số liệu của Bộ NN&PTNT là 200.000 tấn, nhưng Bộ Công Thương là 300.000 tấn. Chúng tôi điều hành không rõ là theo số nào? Tổng cục Thống kê nói chênh lệch xuất khẩu khoáng sản Việt Nam – Trung Quốc là 5 tỷ USD, trong khi Tổng cục Hải quan trả lời không phải (chỉ 100 triệu USD), còn đại biểu Quốc hội nói chênh lệch 20 tỷ USD xuất nhập khẩu nói chung” – Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Cơ quan thống kê quốc gia phải chịu trách nhiệm đúng sai về thống kê

Tại cuộc họp, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhắc lại việc từng tham gia chương trình đổi mới kinh tế cho cán bộ Việt Nam của Liên Xô trước kia và mày mò đọc 7 giáo trình, thấy ấn tượng với giáo trình Thống kê có phần nhập đề trích câu của nhà kinh tế thế giới, đó là: “Trong các loại dối trá có 3 cấp độ: Thông thường, tinh vi hơn và cao nhất là thống kê”.

“Trước đây có việc con số lạm phát thì cứ giao Thống kê, nhưng khi chúng tôi hỏi Tổng cục thì các anh ấy nói đang chờ lãnh đạo Bộ duyệt, vậy nên tính độc lập của cơ quan thống kê phải tiếp tục xem xét. Các anh bản lĩnh được đấy nhưng mềm thì nắn rắn thì lại buông” – đại diện Ngân hàng Nhà nước nêu quan điểm.

Bà Lê Thị Minh Thủy – Vụ trưởng Vụ Thương mại dich vụ, Tổng cục Thống kê – cho biết, do ở nước ta dùng tiền mặt nên không có tọa thuận lợi cho thống kê và việc thu thập rất khó. Bà Thủy cho rằng, các báo cáo tài chính, quyết toán của doanh nghiệp không phải con số thật nhưng cũng là cơ sở để cho phương pháp điều tra chọn mẫu mà đánh giá, tính toán.

“Thống kê Bộ, ngành không chỉ có bộ phận riêng mà phải phát sinh từ điều hành tác nghiệp và phải chia sẻ với nhau. Nếu Bộ, ngành có cơ sở dữ liệu trong tay nhưng không có con số chi tiết thì không làm được” – bà Thủy bày tỏ.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra định hướng trong thời gian tới và nhấn mạnh phải đổi mới với nhấn mạnh “4 hóa”: Đồng bộ hóa, chuẩn hóa, quy trình hóa và tin học hóa. Tất cả quá trình tỏng hợp, phấn tích, dự báo, truyền thông tin phải phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhưng lưu ý tới điều kiện hoàn cảnh Việt Nam.

Bà Lê Thị Minh Thủy – Vụ trưởng Vụ Thương mại dich vụ, Tổng cục Thống kê – cho biết, do ở nước ta dùng tiền mặt nên không có tọa thuận lợi cho thống kê và việc thu thập rất khó. Bà Thủy cho rằng, các báo cáo tài chính, quyết toán của doanh nghiệp không phải con số thật nhưng cũng là cơ sở để cho phương pháp điều tra chọn mẫu mà đánh giá, tính toán.

“Thống kê Bộ, ngành không chỉ có bộ phận riêng mà phải phát sinh từ điều hành tác nghiệp và phải chia sẻ với nhau. Nếu Bộ, ngành có cơ sở dữ liệu trong tay nhưng không có con số chi tiết thì không làm được” – bà Thủy bày tỏ.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra định hướng trong thời gian tới và nhấn mạnh phải đổi mới với nhấn mạnh “4 hóa”: Đồng bộ hóa, chuẩn hóa, quy trình hóa và tin học hóa. Tất cả quá trình tỏng hợp, phấn tích, dự báo, truyền thông tin phải phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhưng lưu ý tới điều kiện hoàn cảnh Việt Nam.

Bách Hợp/ VTC

Bài mới
Đọc nhiều