+
Aa
-
like
comment

Con đường binh quyền của một người xuất thân bần nông đến Thiếu tướng Nguyễn Văn Man

17/10/2020 21:07

Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng 12 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi mở đường khảo sát vào cứu nạn 17 công nhân vị vùi lấp có một gia cảnh không thuộc dạng “đồng chí này là con đồng chí nào”.

 

Mẹ ông cụ bà NguyễnThị Dũy nay đã 95 tuổi, bố ông Nguyễn Văn Tiu mất khi 90 tuổi, cách đây 5 năm. 2 ông bà có 6 người con trai gồm con cả Nguyễn Văn Khâm, con thứ Nguyễn Văn Sứ, con thứ 3 Nguyễn Văn Linh, con thứ 4 Nguyễn Văn Quynh, con thứ 5 Nguyễn Văn Quận và con út Nguyễn Văn Man.

Hiện nay, anh cả là ông Khâm cùng vợ bán cháo canh ở nhà, trên đường Võ Thị Sáu, Nam Lý, Đồng Hới. Anh hai tên Sứ bán thịt bò, anh ba tên Linh bị đau một chân nên ở nhà quản lý phòng trọ bình dân, anh tư tên Quynh chạy xe khách, không vợ con, anh năm tên Quận bán quán nhậu Quận Râu mà ai ở Đồng Hới cũng biết.

Bà Dũy ông Tiu ở nhà làm ruộng, trong họ Nguyễn Văn của Lý Ninh ông biết chữ Hán Nôm nên mỗi lần đi chăn trâu ông hay dạy lại đám trẻ con trong làng. Bạn tôi là một người biết ít chứ Hán qua ông cụ Tiu.

Quán cháo canh của người anh trai Tướng Man

Được biết, bố mẹ của Tướng Man không làm cán bộ, không chức tước, và cũng không phải đảng viên. Nhưng ông đã dạy giỗ con trưởng thành. Với ông Man, Cụ Tiu có đi coi tướng nên từng động viên con phấn đấu mà làm tướng. Và ông đã phấn đấu như lời cha ông mong muốn.

Năm 1989, sau khi tốt nghiệp trường Sỹ quan lục quân 2, ông được điều động nhận công tác tại Sư đoàn 2, Quân khu 5. Năm 2006, ông được điều động về nhận công tác tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình.

Tháng 3/2015, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh… Tháng 6/2019, ông trở thành Phó Tư lệnh Quân khu 4 và được phong hàm thiếu tướng. Giai đoạn ở Quảng Bình dù ở vị trí tham mưu hay chỉ huy, ông đều xông xáo ra hiện trường thiên tai.

Các đỉnh lũ lịch sử dọc sông Gianh ông đều linh động đi đầu tiên đến với dân cùng cán bộ thông tin, công binh. Sau khi xác định nơi ngập sâu nhất, ông ở lại chỉ huy các mũi từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình lập tức lên đường, gặp nhau giữa tâm lũ, từ đó ông chỉ huy cứu dân ở nhiều hướng chứ không về ngồi ở trụ sở cao ráo.

Chuyến vừa rồi ông đi là nhằm hy vọng cứu ai còn sống sót sau khi nhận tin sạt lở ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Ông đi có đầy đủ lính tác chiến, thông tin, nếu vào được tới nơi như dự định, từ hiện trường, máy thông tin sẽ điện đàm về Sở chỉ huy tiền phương ở xã Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế để điều động máy móc, thiết bị, nhân lực, trực thăng. Đấy là cách tướng Man làm việc chuyên nghiệp chứ không phải như nhiều người chỉ trích. Và làm việc thì nó không dễ như múa bàn phím.

Và xin hỏi gia cảnh tướng Man như vậy thì lấy cái gì mà nói là ông ấy có cổ phần ở thủy điện Rào Trăng 3. Đấy là lời vu khống chả có căn cứ nào với một vị tướng vị quốc vong thân.

Tướng Man là điển hình của một truyền thống không thân thích bè cánh, đi lên từ tố chất người lính. Như các vị tướng tiền bối là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên…tướng Man không thuộc “đồng chí này là con đồng chí nào”.

Dương Phong

*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả 

Bài mới
Đọc nhiều