+
Aa
-
like
comment

“Còn ăn Tết ta, đất nước còn nghèo” vào đề thi môn Ngữ Văn, tại sao không?

Hạnh Phúc - 29/12/2022 10:13

Kiến nghị Tết “hội nhập” năm 2005 của giáo sư Võ Tòng Xuân với 70% ý kiến không đồng tình. Sau hơn 17 năm, một lần nữa ý kiến của giáo sư nóng trên các diễn đàn sau khi xuất hiện trong đề thi môn Ngữ Văn lớp 10 của trường THPT Trưng Vương TP.HCM, “Còn ăn Tết ta, đất nước còn nghèo”.

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn của Trường THPT Trưng Vương

Theo kết quả có được từ phía giáo viên trường THPT Trưng Vương thì học sinh đa phần chọn giữ lại Tết cổ truyền vì giá trị đặc sắc của văn hóa người Việt và cũng nêu được ý kiến về các tập tục cũng như lề thói vui chơi Tết quá đà cần hạn chế. Soi chiếu vào tổng thể bài báo của giáo sư Võ Tòng Xuân về những hạn chế tồn tại từ Tết cổ truyền là học sinh đã có cách nhìn rất chính xác.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện qua Tết Nguyên đán

Xuân về Tết đến cận ý kiến của giáo sư: “Đừng nhân danh bảo vệ văn hóa để biếng lười lao động”, “còn ăn Tết ta đất nước còn nghèo” cần được hiểu rộng hơn. Để từ đó nhắc nhau ” nên thợ nên thầy vì có học, no ăn no mặc bởi hay làm” mà không quá sa đà trong vui chơi Tết quá dài ngày. Từ một đề thi môn Ngữ Văn có thể thấy được cách nhìn các vấn đề cuộc sống, lối tư duy và cả những khoảng trống nhận thức của học trò để định hướng giáo dục. Và đề thi học kỳ của trường THPT Trưng Vương đã hoàn thành được mục tiêu ấy. Trong công cuộc khởi đầu của sự đổi mới trong bất kỳ chương trình giáo dục nào cũng cần lắm sự mạnh dạn tiên phong.

Đổi mới chương trình, đổi mới thi cử là những nội dung quan trọng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thay đổi nhiều và rõ nhất chúng ta có thể thấy chính là từ Bộ môn Ngữ Văn. Việc đặt quá nặng kỹ năng phân tích cảm nhận tác phẩm văn học đã được các giáo viên cân nhắc khi sử dụng trong những đề thi, nhằm hướng đến tính thiết thực và phát huy sự sáng tạo của học sinh để hạn chế học thuộc lòng hay sao chép văn mẫu. Giáo dục đang đổi mới từng ngày, vạn sự khởi đầu có thể còn bộn bề rối rắm. Chắc chắn sẽ có những thiếu sót dở dang, nhưng như Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tâm huyết: “Chương trình GDPT 2018 không được phép thất bại”.

Nhìn lại những tranh cãi từ các đề thi bộ môn Ngữ Văn trong thời gian đầu thực hiện chương trình này, có nhiều ý kiến quan ngại về sự đổi mới, nhưng sự đổi mới ấy nếu không bắt đầu từ bây giờ thì đến bao giờ?

Hạnh Phúc

Bài mới
Đọc nhiều