+
Aa
-
like
comment

Còn ai chê trách bà Tiến nữa không nhỉ?

04/02/2020 13:00

10 năm trước, nhiều người bắt đầu chỉ trích, chửi bới một người phụ nữ nhỏ bé, khi người đó ra Bộ Y tế.

Tôi lặng lẽ quan sát.

10 năm sau, WHO công bố chủng mới của Virus Corona là đại dịch toàn cầu, Việt Nam phản ứng nhanh như điện, kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng dịch phòng ngự biên giới, bảo vệ nội địa.

Làm chính trị, có thể bà ấy không khéo ăn nói. Làm hình ảnh, có thể các góc ảnh chưa bao giờ đẹp. Nhưng một cô bé lớn lên ở Pháp từ lúc 5 tuổi, nói tiếng Pháp còn sõi hơn tiếng Việt, được chính quốc gia này ghi nhận, sao không chờ bà làm việc đi đã?

Gần 10 năm qua, hàng ngàn y, bác sỹ đã được đưa đi đào tạo; hàng chục các trung tâm CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) đã được âm thầm gầy dựng; để hôm nay, chỉ một mệnh lệnh được kích hoạt, chúng ta không còn phải ngơ ngác như khi nhìn thấy SARS 17 năm trước.

Việt Nam đã chủ động được rồi.

Là một đất nước như Việt Nam, luôn phải nhớ các mầm bệnh luôn ủ sẵn, và sẵn sàng lan dịch theo mùa. Các biến thể virus luôn có độc tính cực cao, có thể gây chết người hàng loạt mà không thể có kháng sinh hay vắc xin đáp ứng kịp.

Chúng ta cần một đơn vị phản ứng từ cấp xã lên huyện, tỉnh, Trung ương để sẵn sàng đối phó các đại dịch.

Hôm nay, hệ thống đó đã được kích hoạt. Thành quả đó, tôi cám ơn người phụ nữ nhỏ bé năm nào. Rất nhiều người trước khi chửi, cũng nên nhớ lại rằng, bà ấy vốn là người đứng đầu viện Pasteur nổi tiếng cả nước, chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và giới y khoa quốc tế về phòng dịch.

Hôm 30/1/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch Corona, do Phó Thủ tướng kiêm quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đức Đam làm trưởng ban cùng nhiều quan chức cao cấp làm thành viên. Đáng tiếc trong ban chỉ đạo này thiếu một nhân vật rất nhiều kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh là bác sỹ Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bác sỹ Kim Tiến đã làm Bộ trưởng Bộ y tế từ 2011 đến 2019. Khi bà Tiến thôi nhiệm vụ Bộ trưởng Y tế tháng 11/2019, Việt nam khuyết Bộ trưởng Y tế và ông Vũ Đức Đam đương kim Phó Thủ tướng làm Quyền Bộ trưởng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam sau 1945, một người đứng đầu Bộ y tế lại không có chuyên môn về y tế. Trong tình hình cấp bách hiện nay do nạn dịch Corona, mà WHO đã tuyên bố là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, các phiên họp Chính phủ thiếu một thành viên có chuyên môn về y tế là điều đáng tiếc, đặc biệt khi nhiều chuyên gia cho rằng Việt nam có thể là nơi có khả năng bùng phát nhất dịch này sau Trung Quốc.

Mặc dù bà Tiến có nhiều tai tiếng khi làm Bộ trưởng Bộ Y tế, chủ yếu do bà chưa “khéo nói”, nhưng tôi đánh giá bà Tiến là Bộ trưởng Bộ Y tế làm được nhiều việc nhất cho nền y tế từ trước đến nay của Việt nam. Riêng về kinh nghiệm phòng chống dịch, chưa kể thời gian làm Thứ trưởng (từ 2007 đến 2011) và Bộ trưởng Bộ Y tế, có thể coi bà là chuyên gia hàng đầu Việt Nam; Tháng 12, 1998 – tháng 12 năm 2001: phó viện trưởng viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 1, 2002 – tháng 1 năm 2007: phó giáo sư (năm 2002); Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban điều hành chương trình mục tiêu Quốc gia khu vực phía Nam về Phòng chống sốt xuất huyết; Tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS; Phòng chống dịch đường hô hấp cấp do Virus. Trưởng ban tư vấn kỹ thuật phòng chống dịch phía Nam. Chủ nhiệm Bộ môn vi sinh cộng đồng Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay bác sỹ Tiến dù thôi chức Bộ trưởng vẫn đang đảm nhiệm công tác, giữ chức Trưởng ban bảo vệ sức khoẻ trung ương. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ vẫn có quyền bổ nhiệm bà làm Đặc phái viên của Chính phủ với những quyền hạn đặc biệt nào đó để giúp Thủ tướng và Chính phủ phòng chống dịch Corona bên cạnh ban chỉ đạo phòng chống dịch do ông Đam đúng đầu.

Bạn đọc Thanh Thúy

Bài mới
Đọc nhiều