+
Aa
-
like
comment

Có thép thì cột điện vẫn gãy

21/09/2020 00:43

Trong khi cơn bão số 5 đang đổ bộ và gây ra nhiều thiệt hại với đồng bào các tỉnh miền Trung thì Nguyễn Lân Thắng ôm cái máy tính, lướt FB, trốn gió, trốn mưa cóp nhặt hình ảnh trên mạng. Cụ thể, hắn ta đăng tải hình ảnh một cây cột điện đổ không thấy cốt thép đâu và bày tỏ thái độ mỉa mai ngành điện lực Việt Nam.

Cột điện bị gãy ngang thân trên phố Tôn Đản (TP. Đà Nẵng).

Cứ mỗi lần bão về, ngành điện lực lại mất không ít thời gian để giải thích cho người dân, cộng đồng mạng về việc tại sao cột điện bê tông bị đổ ra lại không lòi ra mấy cây thép phi 8, phi 10,… Một số kẻ cứ cho rằng: Cột điện phải có thép chồng lên, đan như cột nhà hay trụ cổng,… Nhưng họ không hề biết đến khái niệm “cột điện ly tâm bê tông dự ứng lực”. Nói một cách đơn giản, cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực được sản xuất theo công nghệ thép được kéo ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm bê tông mác cao để tạo ra cột. Cốt thép trong bê tông là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được thiết kế trước, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó trước khi các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải.

Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước có thể chịu tải trọng lớn gần gấp đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất trước. Và công nghệ này được sử dụng từ lâu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Luận điệu mỉa mai, xuyên tạc của Nguyễn Lân Thắng.

Tại sao lại ít thép? Có thể nói rằng, đặc điểm của loại “cột điện ly tâm bê tông dự ứng lực” này là phần thép được gia cường lực theo tiêu chuẩn để tăng phần chịu lực cứng, không chịu lực uốn nên không cần phải cần quá nhiều thép như cột trước đây. Khi bị gãy các thanh thép sẽ bị gãy cắt ngang không như loại thép thông thường có độ uốn dẻo. Vì vậy, khi nhìn thoáng qua sẽ không nhận thấy các thanh thép bên trong do các thanh thép nhỏ (phi 6) lẫn với màu cát, đá của bê tông. Mặc dù đã dự ứng lực rồi nhưng cột điện vẫn gãy bởi lẽ, nhìn hình ảnh trên mạng có thể thấy, phần lớn các cột điện gãy do không thể chịu được trọng tải của dây điện và cây đổ, tạo nên lực kéo cực lớn.

Thực ra câu chuyện về những chiếc cột điện không lõi sắt thép đã được đề cập từ nhiều năm trước. Nhưng điều đáng nói, dù cột điện có lõi thép cỡ nào thì vẫn có khả năng đổ trong mùa mưa bão. Bởi đơn giản con người và cả công nghệ hiện đại của con người đều nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Nhìn những hình ảnh cập nhật từ hiện trường, các bạn có thể thấy sức phá hủy của con bão lớn đến nhường nào. Nhật có công nghệ hiện đại là thế nhưng mưa bão, cột điện vẫn đổ rạp, nằm ngổn ngang trên đường phố.

Cột điện ở Nhật cũng đổ sau một trận mưa bão.

Kể cả Mỹ, ngày 16/9 vừa qua, cơn bão cấp hai Sally cuốn phăng một đoạn cây cầu Vịnh Pensacola, được người dân địa phương gọi là Cầu Ba Dặm, khi quét qua khu vực Florida Panhandle. Trong khi, cây cầu này mới được tái xây dựng ngốn hết 430,2 triệu USD (vào tầm gần 10.000 tỷ đồng). Vậy mà chẳng thấy Nguyễn Lân Thắng và các đối tượng chống phá vào “thanh kiểm tra toàn diện cây cầu”.

Một đoạn cầu Ba Dặm bị cuốn trôi do sức mạnh của mưa bão.

Thiết nghĩ, Nguyễn Lân Thắng không làm lợi gì cho đời thì cũng đừng mở mồm ra mà chê bai. Ở Việt Nam, những con người như Nguyễn Lân Thắng hay kêu la là không có tự do ngôn luận, không có tự do Internet nhưng thấy hắn ta vẫn đăng hình ảnh mỉa mai, châm chọc, xuyên tạc đấy thôi. Nói thật, chuyện cột điện gãy đổ sau bão sẽ chẳng có gì to tát nếu như không bị Thắng và một số đối tượng không cố tình bới móc, nhằm công kích ngành điện lực và chính quyền đất nước.

Hạ Trắng (TH)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều