+
Aa
-
like
comment

Có thêm 15.935 ca COVID-19 mới, số ca nhiễm biến thể Omicron tiếp tục tăng

21/01/2022 18:29

Sau Hà Nội, các địa phương có ca mắc trên 500 gồm: Đà Nẵng (964), Hải Phòng (796), Hưng Yên (685), Bến Tre (618), Thanh Hóa (509).

Lực lượng công an và tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3. Ảnh: Duy Hiệu.

Tổng số ca mắc mới trong ngày là 15.901, ghi nhận tại 62 tỉnh, thành phố. Số bệnh nhân qua đời là 177 trường hợp. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 157 ca. Trong 24 giờ qua, 1.151.381 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.

Dịch ở Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt 10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày qua Nguồn: Bộ Y tế Nhãn Hà Nội Cà Mau Đà Nẵng Khánh Hòa Bình Phước Bến Tre Bình Định Hưng Yên Trà Vinh Thanh Hóa Trung bình số F0 trong 7 ngày ca 2901 1148 911 578 569 560 521 516 500 489 Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.935 ca nhiễm mới, trong đó 34 ca nhập cảnh và 15.901 ca ghi nhận trong nước (giảm 736 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.912 ca trong cộng đồng).

Dù vẫn dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới, Hà Nội đang có dấu hiệu “hạ nhiệt” khi có ngày thứ 6 liên tiếp ghi nhận lượng người dương tính giảm (từ gần 3.000 còn khoảng 2.800 trường hợp).

Đà Nẵng và Hải Phòng cũng có tốc độ ghi nhận ca nhiễm mới tăng cao trong thời gian gần đây và lần lượt xếp ở vị tri thứ 2, 3 cả nước với 964, 796 người.

Một số địa phương cũng có số ca mắc mới trên 500 người là: Hưng Yên (685), Bến Tre (618), Thanh Hóa (509).

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Khánh Hòa (-233), Bình Định (-101), Trà Vinh (-92).

Ngược lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (+56), Hải Phòng (+50), Phú Thọ (+45).

Nhân viên y tế tại Cà Mau tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 133 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (12), Quảng Nam (27), TP.HCM (65), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.110.737 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 21.386 ca nhiễm).

Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.104.196, trong đó, 1.794.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (512.422), Bình Dương (292.400), Hà Nội (102.715), Đồng Nai (99.581), Tây Ninh (86.790).

177 trường hợp tử vong Trong ngày 21/1, Bộ Y tế công bố 2.256 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 1.797.180 người.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.567 ca, trong đó, 3.082 trường hợp thở oxy qua mặt nạ, 739 ca thở oxy dòng cao (HFNC), 132 ca thở máy không xâm lấn, 594 ca thở máy xâm lấn và 20 trường hợp can thiệp ECMO.

Trong 24 giờ qua ghi nhận 177 ca tử vong. TP.HCM có 8 trường hợp, trong đó có một ca từ Long An chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (33 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (21 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (14 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (13), Đồng Tháp (9), Kiên Giang (8), Cần Thơ (8), Huế (7), An Giang (7), Tiền Giang (7), Hải Phòng (6 ca trong 2 ngày), Bến Tre (4), Hậu Giang (4), Bình Phước (3), Tây Ninh (3), Bình Dương (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (3), Bình Định (2), Lâm Đồng (2), Ninh Bình (2), Bắc Ninh (1), Quảng Ninh (1), Trà Vinh (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Thuận (1).

Về tiêm vaccine: Trong ngày 20/1, 1.151.381 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số đã được tiêm là 173.708.365 liều, trong đó tiêm một mũi là 78.752.251 liều, tiêm mũi 2 là 73.571.085 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc lại và mũi 3 của vaccine Abdala) là 21.385.029 liều.

Tại Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân từ ngày 1 đến 28/2.

“Tôi đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng xây dựng kế hoạch cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mùa xuân năm 2022 gồm các mục tiêu, biện pháp và hướng dẫn cụ thể”, ông nói.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng xem xét công nhận vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19 được sản xuất trong nước theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, đảm bảo yếu tố khoa học, an toàn và hiệu quả.

Quốc Toàn

Bài mới
Đọc nhiều