+
Aa
-
like
comment

Có một vị phó Thủ tướng như thế!

Hải Anh - 13/10/2020 18:39

Bão lũ về khiến cho cuộc sống biết bao người dân khốn khó, biết bao gia đình phải sống trong nỗi đau mất người thân. Nhìn tài sản của dân bị nước lũ cuồn cuộn cuốn trôi, người dân khóc ngất bên xác người thân, xác những heo chết trong lũ khiến lòng người xót xa, thắt lại vì đau nhói.

Tính đến 18h ngày 13/10 con số thiệt hại về người và của đã tăng lên rất nhiều, bão số 7 và mưa lớn, ngập lụt diện rộng tại miền Trung đã khiến 30 người chết, 14 người khác hiện vẫn còn đang bị mất tích, cùng với đó là 22 người bị thương. Bên cạnh thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và dân sinh cũng chịu tổn thất lớn. Đến cuối ngày hôm nay, đã có 541 nhà dân bị thiệt hại hoàn toàn; cùng với đó là 160.784 nhà dân bị ngập nước. Hiện, hàng chục vạn dân thuộc các tỉnh miền Trung vẫn đang phải đi sơ tán, chờ nước rút. Tuy nhiên, khó khăn với bà con miền Trung vẫn chưa dừng lại ở đó hiện nay, miền Trung lại đang đứng trước nguy cơ lũ chồng lũ từ cơn bão số 7 đang đổ bộ.
Đáng nói, mới đây thủy điện Rào Trăng 3 gặp sự cố sạt lở do mưa lũ đã vùi lấp khoảng 17 nhân viên đang làm việc tại đây. Ngoài ra, 13 người là thành viên đoàn cán bộ cứu hộ thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, chiến sĩ quân đội hiện tại chưa liên lạc được.

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, chiều 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã cùng 2 trực thăng tức tốc có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn sạt lở đất có thể làm nhiều người bị vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3. Ngay khi hạ cánh tại sân bay Phú Bài, Phó thủ tướng và đoàn công tác đã nhanh chóng về khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền – nơi nhiều người đang mất tích, gặp nạn vì bị lũ quét, sạt lở nghiêm trọng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát hiện trường, chỉ đạo công tác CNCH.

Mặc dù địa điểm quanh khu vực Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 là khu vực rất nguy hiểm, nguy cơ sạt lở, lũ quét cao, còn con đường dẫn đến bằng đường thủy hiện nước lũ đang về chảy rất xiết nên thuyền và ca nô không thể di chuyển được thì phó Thủ tướng Chính phủ vẫn quyết đi vào những “điểm đen” nguy hiểm, để trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tăng cường công tác tìm kiếm người bị nạn.

Phó Thủ tướng cho rằng, tình hình trước mắt rất nguy cấp, cần phải huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị để tổ chức ứng cứu nhanh nhất các nạn nhân bị vùi lấp, mất liên lạc ở Thủy điện Rào Trăng 3 và lực lượng ứng cứu bị mất liên lạc tại Trạm kiểm lâm số 7 thuộc xã Phong Xuân. Phó Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng trong đó có Bộ Quốc Phòng, Quân khu 4, tỉnh Thừa Thiên Huế phải dốc toàn lực, huy động tối đa thiết bị, phương tiện để đẩy nhanh công tác cứu hộ, phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng cứu hộ. Đồng thời chuẩn bị lực lượng y tế để cấp cứu, hỗ trợ những người trở về.

“Trước hết phải sơ tán dân khỏi những khu vực nguy hiểm, nước ngập sâu, dễ xảy ra sạt lở, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của người dân”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Hình ảnh phó Thủ tướng đội mũ cối xuống tận vùng nguy hiểm thị sát thật xúc động. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, sự xuất hiện của người lãnh đạo vào thời khắc người dân cần sự quan tâm, người lính căng mình chống lũ cần sự động viên nó quý giá vô cùng cho thấy Chính phủ đặt sự an nguy và chất lượng cuộc sống người dân lên trên hết. Và phải là một người lãnh đạo có tâm, có tầm, chịu thương, chịu khó thì mới đến những nơi như thế.

“Nhiệm vụ số một là tìm kiếm được những người mất tích, cấp cứu người bị thương. Nhiệm vụ thứ 2 là quan tâm hỗ trợ người dân khó khăn, đặc biệt ở vùng đang bị cô lập để người dân không bị đói, rét, dịch bệnh, không có ai phải chịu cảnh màn trời chiếu đất”, Phó Thủ tướng chỉ đạo. Như vậy thôi cũng đủ để cảm nhận, cái tâm của vị lãnh đạo đã dành cho nhân dân, cho tính mạng của họ ra sao!

Vậy mà vẫn có những kẻ ngồi ở nhà cào phím Đảng không lo cho dân, Đảng vẫn tiến hành Đại hội, xem “người dân như cỏ rác”. Những lúc khó khăn như thế này, những lúc dân cần như thế này không thấy những nhà “yêu nước” luôn kêu gào “ra sức đòi quyền lợi” cho nhân dân mà chỉ thấy các vị lãnh đạo dầm mưa, vượt lũ vào nơi nguy hiểm nhất để cứu dân. Chừng đó thôi cũng đủ để trả lời được câu hỏi ai mới là người đem lại hạnh phúc, ấm no thực sự cho nhân dân.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều