+
Aa
-
like
comment

Cơ hội cho Việt Nam đứng đầu thế giới

Tuệ Ngô - 21/01/2023 13:28

Theo NetEase, năm 2022 đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của ngành gạo Việt Nam, khi nhiều loại gạo mang thương hiệu Việt Nam được xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra, nhu cầu lương thực trên thế giới gia tăng đang mở ra những cơ hội lớn chưa từng có để đưa mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt lên dẫn đầu thế giới.

Theo đó, gạo mang thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” đã được xuất khẩu sang châu Âu và lên kệ tại các siêu thị lớn của Pháp, gạo thương hiệu “A an” chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản. Đồng thời, gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường chất lượng cao với giá cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, lượng gạo xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD. Về giá, dự kiến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam sẽ đạt 493 USD/tấn trong tháng 11/2022, tăng 3,1% so với tháng 10/2022. 11 tháng đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 485 USD/tấn.

Xét về thị trường liên quan, ngoài các thị trường truyền thống như Philippines (Việt Nam tiêu thụ gạo lớn nhất, chiếm lần lượt 44,9% và 42,9% tổng lượng gạo xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 12%). Trong tổng lượng gạo xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), gạo Việt Nam cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác, như sang các nước ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Liên minh châu Âu.

Gạo Lộc Trời thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” tại hệ thống siêu thị Carrefour – Pháp

Trang NetEase nhận định, đây là nỗ lực rất lớn trong xuất khẩu gạo, bởi thị trường xuất khẩu năm 2022 sẽ có nhiều biến động, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong những tháng đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm và chỉ bắt đầu tăng vào quý III/2022.

Không chỉ đạt được sự hấp dẫn về giá mà nhiều doanh nghiệp đã có được những đơn hàng đến quý 3/2023. Điển hình như, Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị được chọn xuất khẩu đơn hàng gạo đầu tiên sang thị trường EU. Sau đơn hàng đầu tiên, các đối tác EU tiếp tục đặt hàng cho những lô gạo tiếp theo. Ngay từ tháng 10/2022, Tập đoàn Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hàng lên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU vào năm 2023.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết: Năm 2022, Trung An tập trung xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo đặc sản sang các thị trường chất lượng cao. Nhất là tại thị trường châu Âu, năm 2022, giá gạo xuất khẩu bình quân của Trung An đạt khoảng 650 USD/tấn, riêng gạo ST24, ST25 có giá hơn 1.000 USD/tấn. Hiện tại, công ty đang tập trung giao hết các đơn hàng của năm 2022 để chuẩn bị cho các đơn hàng mới ký của quý I/2023.

Một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam cho biết nhu cầu gạo của thế giới hiện rất lớn và sẽ tăng trong thời gian tới. Một phần nguyên nhân là hạn hẳn đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước, buộc họ phải nhập khẩu gạo để tích trữ. Đồng thời, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, vẫn ổn định về năng suất và sản lượng, tạo ra nguồn gạo xuất khẩu phong phú. Giá gạo cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong quỷ /2023 do nhu cầu nhập khẩu gạo ở một số nước tăng cao.

Theo NetEase, bên cạnh các thị trường truyền thống trọng điểm trong năm 2022 như Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, gạo Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu sang các thị trưởng tiềm năng khác, nhất là khi tận dụng lợi thể từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” và các lợi thế khác của các hiệp định thương mại tự do.

Ngoài Trung Quốc, EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo.

Nông dân Đồng Tháp thu hoạch lúa.

Ngoài ra, gạo 5% của Thái đang mất dần thế mạnh cạnh tranh so với Việt Nam. Hiện dù gạo Việt Nam bán giá 430 USD/tấn, đắt hơn gạo Thái nhưng được người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh yếu tố dẻo và ngon hơn do là gạo lúa mới so với phần lớn gạo Thái là gạo cũ, còn có thêm yếu tố thời gian gần đây gạo Việt liên tục tạo dấu ấn mạnh tại các cuộc thi gạo ngon tại đấu trường quốc tế và khu vực

Trang NetEase trích dẫn lời ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, mỗi năm Việt Nam sản xuất 43 triệu đến 44 triệu tấn thóc, tương đương 22 triệu đến 23 triệu tấn gạo. Trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có xuất khẩu gạo vẫn tăng trưởng.

Gạo Việt Nam thực sự đã tìm được chỗ đứng ở các thị trường mới, cao cấp như: Mỹ, Châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Năm 2022 cũng đánh dấu việc gạo Việt thâm nhập thị trường Trung Đông và Châu Âu bằng chính thương hiệu “Made in Vietnam” của doanh nghiệp Việt với giá cao trên 1.000 USD/tấn.

Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2023 bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên.

“Các năm trước thường ở cuối vụ giá gạo rất thấp nên đối tác nhập khẩu thường căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông xuân. Tuy nhiên năm nay cuối vụ chúng ta đạt giá khá cao nên chúng tôi cũng hy vọng các hợp đồng ký cho vụ Đông xuân trong năm 2023 sẽ tốt hơn. Điều quan trọng hơn, việc giá tăng sẽ là động lực cho sản xuất của người nông dân có thêm động lực, từ đó mở rộng diện tích, nâng cao năng suất”, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự báo.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều