Chính sách đặc thù cho Tây Nguyên
“Làm tốt kinh tế xã hội thì góp phần ổn định chính trị, trật tự xã hội và ngược lại, tình hình ổn định tốt thì mới yên tâm phát triển kinh tế xã hội. Đây là 2 mặt song song của quá trình nhưng tùy tình hình mà thay đổi thứ tự ưu tiên” – Đây là lý do Tây Nguyên được thực hiện thí điểm chính sách đặc thù mới sau TP.HCM.
Xác định Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội môi trường, quốc phòng, an ninh đối ngoại, có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh… vì vậy các vấn đề thuộc Tây Nguyên luôn được nhà nước quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là việc thí điểm triển khai một số chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Chính Phủ nhằm mục đích “phát triển để ổn định” với 9 nhiệm vụ và giải pháp quan trọng dành riêng cho khu vực này. Phát triển bền vững dựa trên nội tại tự lực tự cường, đi lên từ bàn tay khối óc, khung trời và mảnh đất của mình. Các chính sách phải hướng về người dân và và chính người dân phải tham gia xây dựng chính sách, các địa phương Tây Nguyên phải chủ động đề xuất hoàn thiện thể chế chính sách. Tất cả những nội dung trên khẳng định những điểm mới mang tính nhân văn, dân chủ trong chương trình hành động của Chính phủ. Và quan trọng nhất là phát triển bền vững dựa trên nền tảng nhân quyền.
Nhiều năm trước đây vùng Tây Nguyên là khu vực khó khăn về cả kinh tế và diễn biến phức tạp về an ninh chính trị. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu “ diễn biến hòa bình”, lôi kéo bạo loạn lật đổ để xây dựng nhà nước tự trị mang tên Đêga, đưa người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ra nước ngoài huấn luyện, kích động tín đồ gây rối, biểu tình, bạo loạn. Vấn đề tranh chấp khiếu kiện xảy ra kéo dài, nạn xâm canh lấn chiếm đất rừng của người di cư, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người dân diễn ra liên tục để lại nhiều thảm án đau lòng trong đó có vụ việc Đặng Văn Hiến.
Tội phạm xuyên biên giới, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài… gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu ổn định và phát triển khu vực. Để giải quyết những vấn đề hạn chế trên đây, Chính phủ chỉ đạo các ban ngành liên quan tiến hành các giải pháp cấp bách để ổn định tình hình trong mọi thời điểm. Việc dừng không triển khai các dự án mới tại Tây Nguyên thời gian qua cũng trong mục tiêu đó.
Chiến lược chú trọng tập trung ổn định vùng Tây Nguyên để tiến tới phát triển kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định điều này không phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, tùy tình hình thực tế chuyển khu vực này từ trạng thái “ổn định để phát triển” sang “phát triển để ổn định”.
Theo các thống kê, Năm 2020 quy mô kinh tế vùng tăng nhanh gấp 14 lần so với 2002 và 3,1 lần so với 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm giai đoạn 2002-2020 đạt 8% năm. Nông nghiệp và du lịch phát triển mạnh, triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia cải thiện đời sống người dân dẫn đến đảm bảo an ninh trật tự và chính trị. Việc thay đổi thứ tự ưu tiên các nội dung chiến lược “làm tốt kinh tế xã hội và ổn định chính trị, trật tự xã hội” trong chương trình hành động của Chính phủ là phù hợp và mang tính khả thi của khu vực nhiều tiềm năng như Tây Nguyên.
Hạnh Phúc