+
Aa
-
like
comment

CNBC: Việt Nam là tấm gương và bài học lớn cho Indonesia

Bảo Trâm - 27/04/2021 17:04

Trang CNBC Indonesia vừa có bài viết nói về thành quả chống dịch cũng như vực dậy nền kinh tế của Việt Nam. Qua đó đưa ra đánh giá rằng Việt Nam giống như một “cuốn sách giáo khoa chuẩn” để Indonesia đọc và học hỏi kinh nghiệm trên nhiều mặt giúp Indonesia vượt qua giai đoạn tăm tối vì Covid-19.

Theo số liệu của Worldometers, Việt Nam nằm trong danh sách 50 quốc gia có số ca mắc Covid-19 thấp nhất thế giới, mặc dù Việt Nam là quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao nhất dó có đường biên giới trên bộ kéo dài 1.297 km với Trung Quốc.

Trong khi đó, Indonesia, quốc gia không có biên giới trực tiếp với Trung Quốc, đã ghi nhận 1,52 triệu bệnh nhân Covid-19 với số người chết là 41.054. Tỷ lệ các trường hợp lây nhiễm trong nước cũng cao hơn Việt Nam.

Sự khác biệt là Việt Nam, với dân số 96 triệu người mỗi năm 2019 (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới), tức chỉ chiếm 37% dân số Indonesia, đã không có thêm ca tử vong mới nào kể từ ngày 4/9/2020.

 

Theo CNBC, thành công trong việc kiểm soát Covid-19 là thành quả của quá trình ngăn chặn nhanh chóng, kịp thời ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh: “Chỉ một tháng sau khi có tin tức về một chủng virus Corona mới xuất hiện ở Vũ Hán, Việt Nam đã lập tức áp dụng chính sách “phản ứng” phòng chống dịch, khiến cả thế giới khâm phục vì tính hiệu quả“.

Các chính sách này bao gồm đóng cửa biên giới với Trung Quốc, tiến hành truy tìm nghiêm ngặt tất cả những người đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid và hơn nữa yêu cầu cách ly 14 ngày đối với những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh.

Không chỉ thành công trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid-19, Việt Nam còn thành công trong việc vực dậy nền kinh tế. Giữa cơn đại dịch, Việt Nam gây chú ý vì vẫn có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, ở mức 2,9%, hay đánh bại Trung Quốc tăng 2,3%, theo CNBC.

GDP Châu Á năm 2020

Mối quan hệ thương mại, kinh doanh giữa Mỹ và Việt Nam cũng được nâng cao đáng kể với giá trị thương mại đã vọt lên 100 tỷ USD. Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch Việt Nam vẫn thu hút được nguồn vốn FDI dồi dào, thu hút hàng loạt đại bàng công nghệ toàn cầu về Việt Nam xây tổ.

Trong một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với tiêu đề “Việt Nam: Quốc gia thành công bất chấp đại dịch“, Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao về khả năng kiểm soát dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì sự phát triển kinh tế, CNBC cho biết.

Người bệnh Covid-19 tại Indonesia

Rõ ràng Việt Nam như là một quyển sách giáo khoa với 4 nội dung chính, là bài học và kinh nghiệm chân thực nhất để Indonesia học hỏi, thoát khỏi đại dịch cũng như khôi phục nền kinh tế“, theo CNBC.

Thứ nhất, Việt Nam được coi là thành công trong việc xử lý đại dịch với một cách tiếp cận nghiêm túc để ngăn chặn khủng hoảng y tế và kinh tế. Các chính sách được thực hiện trong những ngày đầu của đại dịch đã chứng tỏ đã có tác dụng.

Thứ hai, nền tảng kinh tế của Việt Nam cũng được coi là vững mạnh sau khi Chính phủ thực hiện chính sách cải cách kinh tế bằng cách mở cửa ra thị trường quốc tế, thông qua chương trình “Đổi mới” bắt đầu từ năm 1986.

Xuất khẩu gạo Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng được coi là hỗ trợ rất tốt cho sự suy giảm xảy ra trên thị trường lao động, thông qua các chính sách khác nhau như khuyến khích đào tạo việc làm cho người thất nghiệp, mạng lưới an sinh xã hội và trợ cấp mở việc làm.

Thứ tư, việc kết hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện cũng được coi là hiệu quả trong việc duy trì ổn định hệ thống tài chính ở Việt Nam, từ đó ngăn ngừa rủi ro hệ thống. Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn tài chính.

Bảo Trâm (Theo CNBC Indonesia)

Bài mới
Đọc nhiều