+
Aa
-
like
comment

Clip khỏa thân bị phát tán: Mọi hành vi sử dụng trái phép thông tin của người khác đều vi phạm luật

Thành Nhân - 29/12/2019 10:53

Nhiều video clip Văn Mai Hương khỏa thân đi lại trong nhà từ hồi tháng 9 và 10.2015 bỗng dưng bị kẻ xấu phát tán trên mạng. Từ sự việc này, làm nóng lên báo động tình trạng bảo mật liên quan camera an ninh, đồng thời chế tài để xử lý răng đe vấn đề này?

Văn Mai Hương bất ngờ bị tấn công camera và lộ nhiều hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội.

Chiều 28/12, trên các trang mạng xã hội bất ngờ xuất hiện thông tin nữ ca sĩ Văn Mai Hương lộ clip nóng, do bị hack dữ liệu camera tại nhà riêng. Những hình ảnh riêng tư, sinh hoạt cá nhân của Văn Mai Hương bị phát tán nhằm mục đích xấu, thực chất đã được ghi hình từ cách đây 4 năm. Nguyên nhân ban đầu được cho là do camera nhà riêng của cô bị hack. Trong trường hợp này, nữ ca sĩ bị rơi vào thế không hề phòng thủ vì sự việc xảy ra tại chính ngôi nhà của mình.

Theo tìm hiểu của người viết, HackerPTG có kênh riêng trên web đen đình đám và chuyên tung đăng tải clip nhạy cảm trích xuất từ camera an ninh nhà riêng.

Trên thực tế đây không phải lần đầu người nổi tiếng bị các hacker phát tán ảnh nóng lên mạng xã hội. Cộng đồng đang rất Phẫn nộ, kêu gọi lên án hành vi của các đối tượng xấu.

Nhiều người động viên cô “Không có gì đáng buồn hay xấu hổ vì có ai muốn thay đồ mà không cởi quần áo?. Những ai tò mò về thân thể con người thì nên về nhà tự xem mình!”

Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định các thông tin tuyên truyền trên mạng internet bị nghiêm cấm trong đó có: Nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Dễ dàng “hack” camera an ninh

Nếu chủ nhà không thay đổi mật khẩu sau khi lắp đặt camera an nình thì rất dễ bị nhân viên đó kiểm soát, truy cập vào tài khoản để xem những hình ảnh từ gia đình của mình

Một thợ lắp đặt camera tại TP.HCM nhiều năm, cho rằng việc rò rỉ dữ liệu từ camera cá nhân ra ngoài có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do người dùng chủ quan không đổi password (mật khẩu – PV) của hệ thống camera sau khi lắp đặt.

Theo giải thích của anh thợ lắp đặt, sau quá trình thợ lắp đặt camera cho cá nhân, các thợ sẽ đưa mật khẩu cho chủ sở hữu của hệ thống camera đó. “Nếu chủ camera không chịu đổi mật khẩu thì người lắp đặt camera vẫn có thể tùy ý đăng nhập vào tài khoản và có thể theo dõi, kiểm soát được camera đó”, anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ camera cá nhân bị rò rỉ khi “kẻ đánh cắp” sử dụng điện thoại của cá nhân đó.

“Hiện nay, việc theo dõi, kiểm soát camera cá nhân qua ĐTDĐ rất phổ biến. Do đó vẫn có thể bị rò rỉ dữ liệu nếu ai đó dùng điện thoại của cá nhân đó. Tuy nhiên, hầu hết người mất điện thoại đều báo khóa hệ thống camera nhằm đảm an toàn”, anh nói thêm.

Những hình ảnh nhạy cảm được cho là của Văn Mai Hương đang bị đang lan truyền trên mạng

Cũng theo anh, trường hợp hệ thống camera cá nhân bị “theo dõi” trong một quá trình dài thì khả năng rất cao xảy ra khi người dùng không đổi mật khẩu và người lắp đặt camera “không có tâm”.

Hầu hết các hãng camera đều để thông tin đăng nhập mặc định username/password rất đơn giản như admin/admin, 888888/888888, admin/123, admin/123456, root/root tùy vào hãng. Kẻ nào nắm được nhà Văn Mai Hương đang xài camera hãng nào, cũng như địa chỉ IP và Port mà hệ thống đang dùng thì có thể dễ dàng thao túng hệ thống camera 24/7 mà gia chủ không hề hay biết.

Về trường hợp có thể xảy ra việc hệ thống camera cá nhân bị hacker tấn công, anh thừa nhận vẫn có thể thâm nhập nhưng rất khó và “phí công”.

“Hacker vẫn có thể truy cập vào hệ thống camera cá nhân, nhưng theo tôi họ “không rảnh” để làm mấy chuyện đó. Người trong nghề lắp camera như chúng tôi vẫn thường dặn khách hàng nên đổi lại mật khẩu sau khi lắp đặt để an toàn cho mình”, anh cảnh báo sau khi clip ‘nhạy cảm’ của Mai Văn Hương bị lộ.

Có thể bị phạt từ 10 đến 15 năm tù

Theo Khoản 1 Điều 326 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phát tán clip đồi trụy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” khi phổ biến cho từ 10-20 người.

Trường hợp đoạn clip phổ biến cho người dưới 18 tuổi hoặc từ 20-100 người có thể bị phạt tới 10 năm tù. Nếu phổ biến cho trên 100 người thì hình phạt có thể lên đến 15 năm tù giam.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Việc phát tán clip đồi trụy này là hành vi rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự lành mạnh của văn hóa xã hội, đồng thời, còn xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị phát tán clip. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ quan chức năng khó xử lý đối với những người phát tán clip đồi trụy bởi việc quản lý tài khoản mạng xã hội còn lỏng lẻo nên rất khó xác định ai là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.

Theo đó, Luật an ninh mạng 2018 mới có hiệu lực và chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn là một phần nguyên nhân gây ra khó khăn trong công tác điều tra, truy tố loại tội phạm này.

Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần siết chặt công tác quản lý không gian mạng để gia tăng trách nhiệm của các chủ tài khoản trong việc sử dụng, cung cấp thông tin cũng như kịp thời xử lý những hành vi trái pháp luật xảy ra như trên.

Cư dân mạng nhắc lại phát ngôn phản đối luật An ninh mạng của cô

Sau sự việc các clip khỏa thân bị phát tán, rất nhiều nghệ sĩ bức xúc và lên tiếng bênh vực Văn Mai Hương. Ngoài ra, cộng đồng nghệ sĩ Việt còn chung tay lên tiếng yêu cầu pháp luật trừng trị kẻ phát tán những clip nhạy cảm trên.

Tuy nhiên, chính những ý kiến đó của nghệ sĩ đã khiến một bộ phận cư dân mạng nhắc lại lại phát ngôn của Văn Mai Hương cách đây hơn 1 năm về luật An ninh mạng. Theo đó nữ ca sĩ từng bày tỏ nghi ngờ khi giao thông tin cá nhân cho cái được gọi là “luật An ninh mạng”.

“Ca sĩ là người của công chúng nên biết sự ảnh hưởng của mình đến xã hội, chuyện videos sex cũng là quá đáng. Nhưng mà ca sĩ nên dừng ở nghệ thuật, đừng dùng sự ảnh hưởng của mình bôi nhọ người khác và đừng dính đến chính trị”; “Một năm trước gào lên phản đối luật An ninh mạng và giờ thì lại khóc để được luật An ninh mạng bảo vệ! Đắng!”; “Pháp luật trong đó có luật An ninh mạng từng bị Hương phản đối ghê lắm mà giờ thì lại đòi pháp luật bảo vệ? Vậy dùng luật gì bây giờ khi các clip đang phát tán đầy trên mạng?” … là một số ý kiến của cư dân mạng sau sự cố của Văn Mai Hương.

Phát ngôn về luật an ninh mạng cách đây hơn 1 năm của Văn Mai Hương bỗng bị nhắc lại.

Thậm chí có ý kiến còn gay gắt nhắc đến việc cô Văn Mai Hương từng công khai số điện thoại cá nhân của chủ doanh nghiệp sản xuất đồ hộp cách đây không lâu.

“Cho tôi hỏi các bạn đòi bảo vệ Văn Mai Hương, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền riêng tư, bảo vệ phụ nữ gì đấy, thế vụ công khai số điện thoại của bác giám đốc doanh nghiệp kia để mọi người khủng bố tinh thần, làm cho cả doanh nghiệp điêu đứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục gia đình, hàng trăm con người không liên quan thì là gì? Rồi ai đứng lên bảo vệ họ? 

Chỉ vì Văn Mai Hương là người nổi tiếng nên phải bênh vực, bảo vệ, còn những người liên quan đến doanh nghiệp kia thì không cần để tâm đến? Mà nói chi đến bảo vệ chi cho xa xôi, 1 lời xin lỗi hay đính chính đến từ Văn Mai Hương còn không có?” – một ý kiến bất bình.

Trong tâm bão dư luận về clip khỏa thân bị phát tán, cộng đồng mạng nhắc lại chuyện Văn Mai Hương phản đối Luật An ninh mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít người tỏ ra cảm thông: “Hoá ra bây giờ văn minh là lôi cái sai cũ ra để chứng minh việc người ta bị xâm phạm là đáng à? Văn Mai Hương phát ngôn chắc chắn sai nhưng như thế không có nghĩa là quyền công dân cơ bản của cô ấy nghiễm nhiên bị tước đi và chuyện bị phát tán clip là đúng”;

“Dù trước đó Văn Mai Hương có như nào đi nữa, có phản đối Luật an ninh mạng như thế nào đi nữa thì vẫn đáng được bảo vệ. Chúng ta là những người ủng hộ Luật An ninh mạng thì hãy cùng nhau tuân thủ và biết lên án những hành vi đồi bại như thế này. Bảo vệ nạn nhân là bảo vệ chính mình. Tôi không thích Văn Mai Hương nhưng chuyện nào ra chuyện đó”;

“Nếu cô ấy không tin Luật an ninh mạng thì càng phải bảo vệ cô ấy để chứng minh cho cổ thấy luật An ninh mạng là đúng đắn chứ. Nếu vụ này cô gái đó không được bảo vệ thì đừng nói chỉ cô ấy mà rất nhiều người không bao giờ tin vào luật An ninh mạng nữa”;

“Người ta là nghệ sĩ mà đến nhà riêng của mình cũng không an toàn? Luật An ninh mạng lúc đầu chưa rõ ràng nên ai cũng có quyền lên tiếng, nay đã rõ ràng luật an ninh mạng có lợi cho người dân rồi. Chuyện cũng qua lâu rồi, còn hiện tại Văn Mai Hương là nạn nhân và cô ấy cần được bảo vệ”…

Ngoài ra, một số ý kiến cũng bày tỏ sự quan ngại trước sức ép dư luận sẽ dẫn đến nhiều tình huống xấu khiến người bị hại tự vẫn. Đừng để đến khi nghệ sĩ trầm cảm quá muốn giải thoát mình rồi lại ngồi bàn phím thương xót…

Gần đây nhất là lùm xùm của Văn Mai Hương về phát ngôn tẩy chay thịt chó đóng hộp và chia sẻ thông tin về công ty sản xuất và số điện thoại ban lãnh đạo công ty này khiến cộng động mạng dậy sóng.

Mọi hành vi sử dụng trái phép hình ảnh, thông tin nhân thân của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng, mọi hành vi sử dụng trái phép hình ảnh, thông tin nhân thân của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu có đơn tố cáo của ca sĩ Văn Mai Hương thì cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ sự việc và có hình thức xử lý đối với đối tượng đã đăng clip riêng tư của ca sĩ này theo quy định pháp luật.

“Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền tự do hình ảnh, tự do nhân thân. Mọi hành vi sử dụng trái phép hình ảnh, thông tin nhân thân của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi tung ảnh, clip nhạy cảm của người khác bên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.

Với những hình ảnh khỏa thân, clip nhạy cảm thì tùy thuộc vào nội dung, dung lượng và số người truy cập mà hành vi này sẽ bị xem xét xử lý hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tội Làm nhục người khác hoặc tội Truyền đưa các thông tin dữ liệu trái phép trên mạng internet, …” – luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Tiêu Điểm

Bài mới
Đọc nhiều