+
Aa
-
like
comment

Chuyến xe giáo dục và khoảng trống con người

Hà Nhiên - 16/09/2019 14:18

Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của những chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. 

Lại thêm một trẻ 3 tuổi nữa bị bỏ quên 7 giờ đồng hồ trên xe ô tô đưa đón học sinh. Đó là cháu bé đang học ở trường mầm non Đồ Rê Mí thuộc huyện Tiên Du (Bắc Ninh), được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu ngày 13/9 trong tình trạng lơ mơ, sốt cao 38 độ, có biểu hiện hạ đường huyết. May mắn cháu đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

70124117_2342916512493655_4684075351444291584_n

Vậy tại sao bài học vẫn chưa được rút ra từ vụ Gateway, để sau hơn một tháng lại có thêm cháu bé 3 tuổi ở Bắc Ninh bị bỏ quên trên xe ô tô? Nếu câu trả lời chỉ dừng lại ở sự vô tâm, vô trách nhiệm của nhà trường, của người đưa đón trẻ, thì chưa đủ; và sự việc sẽ còn tiếp tục xảy ra thêm nữa.

Bằng logic truyền thống của xã hội Việt Nam về mối quan tâm con người, chúng ta đã phải đặt ra nhiều câu hỏi, dưới đây chỉ là đại khái.

Những đứa trẻ cuối cùng ra khỏi xe liệu đã được dạy dỗ để quan tâm những gì xung quanh mình, đặt câu hỏi, tìm chỗ trả lời và biết ứng xử trước một bất thường mà mình quan sát được?

Cô nhân viên đưa đón trẻ có thể bằng cách nào phát hiện ra sự thiếu hụt số trẻ?

Người lái xe hay hãng xe phải chi luôn chú ý hướng dẫn hành khách của mình về an toàn, về sử dụng các phương tiện và cách thoát hiểm khi ở trong xe?

Với cô giáo phụ trách lớp học thời buổi này có đủ phương tiện và điều kiện để nhận ra tín hiệu bất thường ngay ngày thứ hai đến trường đứa trẻ đã không hiện diện ở lớp?

Có những khoảng trống con người trong toàn bộ qui trình đến trường của những đứa trẻ.

Con người dường như cũng đã biến hình trên những khoảng trống đó.

Những đứa trẻ cắm đầu cắm cổ đi học như người nông dân ra đồng từ lúc tinh sương, chứ không đến trường trong sự sảng khoái, tỉnh táo. Nhân viên đưa đón thay vì làm bảo mẫu đã làm lơ xe. Tài xế thì chỉ điều khiển phương tiện. Nhà trường là cơ sở vật chất kĩ thuật của giáo dục. Giáo viên đứng lớp. Chủ trường là nhà đầu tư. Phụ huynh là một bên hợp đồng dịch vụ…

Xã hội hoá hay thương mại hoá, biến sự tham gia của người dân vào nền giáo dục quốc dân thành quá trình đổi chác, đầu cơ?. Gây nên hậu quả thảm khốc, như phẫu thuật viên giỏi bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân, phi công kì cựu với kinh nghiệm nhiều giờ bay bị hạ cánh nhầm đường băng. Và trong các ngành đó, không ai dám phụ thuộc vào khả năng xử lý của bất kỳ một cá nhân nào, cho dù anh ta có thể được tuyển chọn theo những tiêu chí nghiêm ngặt và đào tạo kĩ lưỡng tới đâu, như phi công và bác sĩ.

Người ta trông vào những quy trình.

Đã đến lúc xã hội cần phải nhận thức rằng, có một loại hiểm họa đe dọa đến tính mạng con trẻ, đó là “quên trong xe”, để từ đó xây dựng cơ chế bảo đảm, và trừng phạt nghiêm khắc những ai không tuân thủ các nguyên tắc phòng chống thảm họa.

Hà Nhiên

Bài mới
Đọc nhiều