Chuyên gia Việt Nam nhận định gì về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19?
Nhiều thông tin từ giới y khoa quốc tế cảnh báo về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19. Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định vấn đề này ra sao?
Theo thông tin, giữa lúc dịch Covid-19 chưa được khống chế, ông Triệu Kiến Bình, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) cảnh báo có nhiều bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 sau khi bình phục tiếp tục cho thấy vẫn còn dấu vết của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) khi thực hiện các xét nghiệm a xít nucleic.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ 22.2 đã áp dụng chính sách cách ly bắt buộc 14 ngày đối với toàn bộ trường hợp đã chữa khỏi bệnh Covid-19, sau một ca tái nhiễm.
Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định gì về thông tin người nhiễm SARS-CoV-2, đã điều trị khỏi bệnh, sau đó có khả năng tiếp tục tái nhiễm?
“Virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể nhiễm lại tức thì, mà có thể thời gian sau rất dài khi kháng thể của người mắc bệnh giảm đi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.
Virus corona có tái nhiễm hay không | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
Theo bác sĩ Khanh, theo đúng đặc tính sinh học, việc tái nhiễm virus (nói chung) có thể sẽ xảy ra sau vài năm, có thể sau đợt bệnh; và cũng có thể… suốt đời không tái nhiễm.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết khi một bệnh nhân khi mắc bệnh, rồi khỏi bệnh thì đã có khả năng miễn dịch (kháng thể) để không mắc bệnh đó nữa. Tuy nhiên, cũng có người bệnh xong, nhưng cơ thể không có miễn dịch, nên nhiễm lại. Mặc khác, người khỏi bệnh nhưng trở về vùng dịch bệnh Covid-19 cũng có thể bị nhiễm lại.
“Nên hướng lấy máu của người đã khỏi bệnh Covid-19 để truyền cho người bệnh mới, chưa chắc đã trị được. Cúm gà (H5N1) người ta cũng đã nghiên cứu như vậy, nhưng không được. Hiệu quả từ nghiên cứu đến thực tế là còn khá xa”, TS-BS Châu cho biết thêm.
PGS -TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nếu có trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi và tái nhiễm, là thông tin cần quan tâm, tham khảo và cần có thêm nhiều thông tin hơn mới có thể đánh giá một cách toàn diện.
Như thông tin đã đăng tải, giữa lúc dịch Covid-19 chưa được khống chế, ông Triệu Kiến Bình, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) cảnh báo có nhiều bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 sau khi bình phục tiếp tục cho thấy vẫn còn dấu vết của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) khi thực hiện các xét nghiệm a xít nucleic.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ 22.2 đã áp dụng chính sách cách ly bắt buộc 14 ngày đối với toàn bộ trường hợp đã chữa khỏi bệnh Covid-19, sau một ca tái nhiễm.
Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định gì về thông tin người nhiễm SARS-CoV-2, đã điều trị khỏi bệnh, sau đó có khả năng tiếp tục tái nhiễm?
“Virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể nhiễm lại tức thì, mà có thể thời gian sau rất dài khi kháng thể của người mắc bệnh giảm đi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.
Theo bác sĩ Khanh, theo đúng đặc tính sinh học, việc tái nhiễm virus (nói chung) có thể sẽ xảy ra sau vài năm, có thể sau đợt bệnh; và cũng có thể… suốt đời không tái nhiễm.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết khi một bệnh nhân khi mắc bệnh, rồi khỏi bệnh thì đã có khả năng miễn dịch (kháng thể) để không mắc bệnh đó nữa. Tuy nhiên, cũng có người bệnh xong, nhưng cơ thể không có miễn dịch, nên nhiễm lại. Mặc khác, người khỏi bệnh nhưng trở về vùng dịch bệnh Covid-19 cũng có thể bị nhiễm lại.
“Nên hướng lấy máu của người đã khỏi bệnh Covid-19 để truyền cho người bệnh mới, chưa chắc đã trị được. Cúm gà (H5N1) người ta cũng đã nghiên cứu như vậy, nhưng không được. Hiệu quả từ nghiên cứu đến thực tế là còn khá xa”, TS-BS Châu cho biết thêm.
PGS -TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nếu có trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi và tái nhiễm, là thông tin cần quan tâm, tham khảo và cần có thêm nhiều thông tin hơn mới có thể đánh giá một cách toàn diện.
Duy Tính/TNO