+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia quốc tế dự đoán Tân Thủ tướng sẽ là nhân tố chủ chốt nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Bảo Trâm - 28/03/2020 14:46

Vừa qua, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore – ISEAS Yusof Ishak đã có bài phân tích trên trang Fulcrum nói về ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đang được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV ở khối Chính phủ. Qua đó, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đã đưa ra nhận định rằng trong thời gian tới ông Phạm Minh Chính sẽ là nhân tố then chốt nâng tầm vị thế của Việt Nam.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Không riêng Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, trang East Asia Forum trước đó cũng đều có chung ý kiến và nhận định trên khi có thông tin ông Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử. Đặc biệt là mục tiêu đưa đưa Việt Nam lên hàng các nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Trước đó, Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầy tham vọng đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trên trung bình vào năm 2030 và nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Với những mục tiêu này, Đảng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 đến 7% trong thời gian tới năm năm.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, mặc dù nền tảng kinh tế hiện tại của Việt Nam đã vững chắc hơn nhiều so với 25 năm trước, nhưng việc đưa đất nước trở thành một nền kinh tế phát triển có thu nhập cao là một nhiệm vụ không nhỏ đối với Đảng. Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chỉ có một số quốc gia, đáng chú ý nhất là Singapore và Hàn Quốc, có thể chuyển mình thành các nền kinh tế phát triển.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore – ISEAS Yusof Ishak

Để đứng vào hàng ngũ của họ, Việt Nam sẽ phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ mô hình dựa vào tài nguyên và lao động sang mô hình được thúc đẩy bởi công nghệ cao và đổi mới. Đồng thời, đất nước sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào vốn con người và cải thiện các chỉ số phát triển con người.

Tuy nhiên, Việt Nam đã có những bước đi tích cực hướng tới điều này, bao gồm sự thúc đẩy mạnh mẽ của chính phủ đối với nền kinh tế kỹ thuật số, tăng cường đầu tư vào R&D và sự tham gia ngày càng sâu rộng của các công ty Việt Nam vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đưa ra dự đoán trên Fulcrum rằng: “Khi vị trí của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đều đã được Quốc hội thông qua, mọi con mắt đều đổ dồn về ông Phạm Minh Chính. Theo dự đoán, với tư cách là thủ tướng tiếp theo, ông sẽ là người thực hiện các kế hoạch phát triển đầy tham vọng trong ít nhất 5 năm tới.”

Theo ông Hiệp, Trưởng ban Tổ chức Trung ương có trình độ chuyên môn công an, từng là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an trước khi chuyển ngành dân sự vào năm 2011. Với kinh nghiệm điều hành của ông chỉ giới hạn trong nhiệm kỳ bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2015. Với chức danh mới tại Chính Phủ trong tương lai, đã có nhiều người nghi ngờ khả năng đảm đương nhiệm vụ của ông trong vai trò mới.

Quảng Ninh đã thay da đổi thịt

Tuy nhiên, ông Chính có một thành tích vô cùng tích cực ở Quảng Ninh, nơi ông đã giúp chuyển đổi nền kinh tế địa phương bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, phát triển ngành du lịch và đa dạng hóa nền kinh tế ngoài du lịch, khai thác than sang sản xuất.

Thay vì là một trở ngại, việc thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế quốc gia của ông có thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy các cải cách táo bạo hơn để xua tan sự hoài nghi của công chúng về khả năng của ông.”, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định.

Theo East Asia Forum, việc Quốc hội lựa chọn ông Phạm Minh Chính cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách thể chế cấp địa phương. Quảng Ninh là một trong 10 tỉnh được chọn làm thí điểm trong thời kỳ ông giữ chức Chủ tịch tỉnh ủy. Kể từ đó, ông đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất này, nói rằng biện pháp này sẽ giảm chi phí. Việc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được giải phóng mặt bằng để loại bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện trong nhiệm kỳ chính quyền sắp tới càng cho thấy chính sách này có triển vọng đổi mới.

Những siêu dự án tại Quảng Ninh

Với tất cả những thành tích và tư duy đổi mới mà ông Phạm Minh Chính đang có sẽ biến ông trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng, góp phần đưa vị thế của Việt Nam ngày càng tăng cao trên trường quốc tế. Không chỉ về kinh tế mà còn cả về mặt chính trị”, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định.

Tuy nhiên, một thách thức lớn khác đối với ông Chính và chính phủ sắp tới của ông là sự biến động toàn cầu ngày càng tăng do đại dịch Covid-19 tạo ra và tăng cường cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung. Sự biến động như vậy có thể làm gián đoạn tăng trưởng của Việt Nam, do nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương và đầu tư.

Để đạt được vị thế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam sẽ cần tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi trong 5 đến 10 năm tới. Một điều cần làm là củng cố các tập đoàn địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, trở nên tự chủ hơn và ít bị tổn thương hơn trước sự gián đoạn từ bên ngoài.

Bảo Trâm (Lược dịch theo East Asia Forum, Fulcrum)

Bài mới
Đọc nhiều