+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia nhận định vaccine có thể đưa Việt Nam thoát khỏi đại dịch Covid-19

07/06/2021 11:26

Dịch Covid-19 đang lây lan tại Việt Nam, bài toán vaccine cho toàn người dân càng cần gấp lời giải. Đến hôm nay, Việt Nam đã tiêm khoảng 1.2 triệu liều vaccine (chưa đến 2% dân số). Ngoài AstraZenecaViệt Nam cũng chấp thuận một số loại vaccine khác là SinoPharm (Trung Quốc) và Sputnik 5 (Nga) nhưng chưa tiêm.

Bài viết này nhằm phân tích các loại vaccine Covid-19 có thể sử dụng tại Việt Nam trong thời gian tới như Nanocovax, Sinopharm, Pfizer/Moderna, Spunik 5, và AstraZenena

Thực tế, sẽ mất khoảng một thời gian rất lâu để tiêm vaccine Covid-19 cho phần lớn người dân. Trong lúc chờ đợi thêm vaccine từ bên ngoài, vaccine Covid-19 Việt Nam tự sản xuất có thể là cách hữu hiệu để kiểm soát đại dịch. Nanocovax là một vaccine nội địa tiềm năng, đang chuẩn bị vào giai đoạn III, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng để được chấp thuận.

Hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng và thực tế ngoài đời của vaccine Covid-19 chưa hẳn là giống nhau

– Các thử nghiệm RTC của nhiều vaccine đã được chấp thuận hiện nay cho thấy hiệu quả nghiên cứu từ 50% (CoronoVac, Trung Quốc) đến 95% (Pfizer, Hoa Kỳ/Đức/) nhưng quan trọng nhất của một vaccine là hiệu quả thực sự trong việc giảm dịch bệnh.

– Lấy ví dụ của Israel và Chile, là hai nước đã tiêm vaccine Covid-19 cho trên 50% dân số nhưng hiện nay số ca Covid-19 của Israel giảm gần như không còn đáng kể trong khi Chile lại đang chìm ngập trong Covid-19.

– Có nhiều lý do vì sao Chile dù tiêm hơn 50% dân số nhưng vẫn bị nặng nhưng lý do chính là 93% dân số Chile tiêm vaccine CoronaVac của Trung Quốc (hiệu quả lâm sàng chỉ khoảng 50%) so với Israel dùng vaccine Pfizer (hiệu quả lâm sàng 95%). Sau câu chuyện Chile, nhiều nước e ngại sử dụng vaccine CoronaVac của Trung Quốc do hiệu quả thấp.

Vaccine Nanocovax của Việt Nam là gì?

– Đây là vaccine dùng công nghệ tạo subunit protein từ virus Sars-cov-2, là một công nghệ sản xuất vaccine ổn định, đã có từ lâu, và được dùng để sản xuất nhiều loại vaccine trước kia như vaccine viêm gan siêu vi B.

– Công nghệ sản xuất vaccine Nanocovax tại Việt Nam được xem là giống như vaccine Novavax của hãng Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cấy một đoạn gene mã protein cầu gai của virus Sars-cov-2 vào một loai virus là Baculovrius, sau đó dùng virus Baculovirus làm nhiễm sâu bướm (Moth) Spodoptera frugiperda khiến loài sâu bướm này sản sinh ra các cầu gai protein y như của virus Sars-cov-2.

– Các cầu gai protein từ bướm này sẽ được tinh lọc sau đó đưa vào các vỏ protein cực nhỏ, rồi bao bọc bằng màng polysorbate 80 (Nanoparticle Protein), giữ lạnh, sau đó sẽ tiêm vào người.

– Sau khi tiêm vaccine Novavax (hay Nanocovax) vào, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công vào các protein này, tạo ra các kháng thể đặc hiệu, nhớ rõ cấu trúc cầu gai của protein Sars-Cov-2 nên lần sau khi có virus thật xuất hiện thì cơ thể sẽ có kháng thể hữu hiệu.

– Việt Nam đã sản xuất Vaccine Nanocovax và thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, cho thấy làm chủ công nghệ này là một bước tiến của ngành y sinh học Việt Nam. Điểm thú vị là các công bố của báo chí trong nước và quốc tế về dữ liệu vaccine này không nhiều.

Nanocovax hiệu quả bao nhiêu?

– Đây là câu hỏi quan trọng nhất vì tuy có nhiều vaccine Covid-19 nhưng hiệu quả là một thước đo quan trọng để có thể khống chế đại dịch. Các báo trong nước có nhắc là Nanocovax hiệu quả trên 90% nhưng tôi không đọc được dữ liệu gốc. Nếu so Nanocovax với Novavax của Mỹ thì hiệu quả có thể cũng gần giống như vậy (90% so với 89%).

– Tại Mỹ, Novavax hiện vẫn chưa được FDA chấp thuận cho dùng khẩn cấp mặc dù đã có dữ liệu giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Hiện Mỹ chỉ chấp thuận vaccine của Pfizer, Moderna, và Janssen (J&J)

Nanocovax chuẩn bị vào giai đoạn 3 và cần có nhiều ca bệnh Covid-19 để đánh giá hiệu quả thật sự

– Cái khó của nghiên cứu giai đoạn 3 (thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên diện rộng) của vaccine Nanocovax là tỉ lệ mắc virus và mật độ virus Sars-cov-2 tại Việt Nam không cao. Để biết hiệu quả của một vaccine ngăn ngừa một loại bệnh thì bệnh này phải có ở một tỉ lệ nhất định ngoài thực tế. Như vậy thì 2 nhóm thử nghiệm đối chứng (dùng vaccine và không dùng vaccine) mới có thể so sánh tỉ lệ nhiễm/không nhiễm bệnh.

– Nói đơn giản là nếu Việt Nam không có ca covid-19 nào trong tương lai thì thử nghiệm này sẽ không có kết quả chính xác.

Pfizer/Moderna/Janssen vaccine có thể sẽ có mặt tại Việt Nam thông qua chương trình Covax

– Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ 80 triệu liều vaccine Covid-19 vào cuối tháng 6 này cho thế giới thông qua chương trình Covax. Trong đó phần lớn liều là AstraZeneca (60 triệu) và phần còn lại là 3 loại vaccine đã được FDA chấp thuận. Với công suất sản xuất hiện nay của Pfizer khoảng 3 tỉ liều và Moderna khoảng 1 tỉ liều trong năm 2021 thì khả năng Việt Nam được một phần 2 loại vaccine này từ Mỹ khá là cao.

AstraZeneca sẽ tiếp tục là vaccine chính tại Việt nam trong những ngày tới

– Với khoảng 38 triệu liều đã ký kết và đang được chuyển giao, vaccine Covid-19 tại Việt Nam những ngày tới sẽ vẫn là AstraZeneca, hiệu quả thử nghiệm khoảng 70%. Đây là loại vaccine dùng virus Adenovirus mang gene mã hóa cầu gai Protein của virus Sars-Cov-2 (cùng loại vaccine của hãng Johnson và Johnson).

– Vaccine này gặp nhiều báo cáo về gây máu đông nhưng rủi ro nhìn chung là rất thấp so với giảm rủi ro mắc bệnh Covid-19 nên nhiều nước vẫn chấp thuận dùng Vaccine này (hiện FDA vẫn chưa chấp thuận Vaccine AstraZeneca cho dùng tại Mỹ)

Vaccine Sinopharm của Trung Quốc được WHO chấp thuận nhưng vẫn chưa đủ dữ liệu công bố từ các nghiên cứu

– Tháng 5 vừa qua, tổ chức y tế thế giới WHO đã chấp thuận dùng khẩn cấp vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Đây là loại vaccine tiêm nhiều ở Trung Quốc, trên 243 triệu liều. Tuy nhiên, các dữ liệu về nghiên cứu từ vaccine này lại không được công bố rộng rãi. Nói cách khác là chúng ta không có cách để kiểm định và phân tích dữ liệu gốc. Trái hẳn với các loại vaccine từ Pfizer và Moderna thường được công bố rõ ràng trên các tạp ý khóa như NEJM. Theo công bố của WHO thì hiệu quả vaccine này 79%.

– Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ về hiệu quả và các dữ liệu này, đặc biệt là có những nước như Bahrain dù đã được tiêm nhiều nhưng vẫn còn nhiều ca Covid-19.

Vaccine Spunitk 5 của Nga cũng thiếu công bố dữ liệu nghiên cứu như trường hợp của vaccine Trung Quốc

– Vaccine Nga, tuy được công bố rộng rãi năm ngoái về hiệu quả thử nghiệm, lại ít được công bố về các dữ liệu gốc. Vì vậy, Brazil đã từ chối dùng vaccine này khi Brazil yêu cầu Nga cung cấp dữ liệu gốc để phân tích hiệu quả thật sự của vaccine.

– Hiện nay Nga công bố hiệu quả vacine này là 91% mặc dù nhiều nhà khoa học chưa có nhiều dữ liệu gốc để kiểm tra lại.

Tóm lại

– Những vaccine Covid-19 hiệu quả lâm sàng cao ngày càng chứng minh là chìa khóa thật sự kết thúc đại dịch chứ không phải phong tỏa hay cách ly.

– Các vaccine của Mỹ và châu Âu thường có nhiều dữ liệu lâm sàng hơn, hiệu quả lâm sàng cao hơn trong khi vaccine của Trung Quốc, Nga, và Việt Nam chưa công bố các dữ liệu gốc.

– Nhiều khả năng là sẽ có nhiều loại Vaccine Covid-19 tại Việt Nam trong năm nay. Hy vọng người dân tại Việt Nam sẽ sớm có được vaccine hiệu quả, Nanocovax có thể là một trong những vaccine đó nếu thử nghiệm thành công.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 151/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc “Mua vaccine phòng COVID-19 AZD1222 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam” trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 Luật Đấu thầu.

Ngày 4/6/2021, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì cuộc họp về việc “Mua vaccine phòng COVID-19 AZD1222 do AstraZeneca (AZ) sản xuất của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC)” trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 Luật Đấu thầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã kết luận như sau:

Bộ Tư pháp khẩn trương có ý kiến chính thức về nội dung báo cáo và đề xuất của Bộ Y tế tại văn bản số 784/TTr-BYT ngày 30/5/2021 và gửi đến Bộ Y tế trong ngày 7/6/2021.

Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các đại biểu dự họp, ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến tham gia của Bộ Tư pháp và các thành viên Tổ công tác về mua vaccine phòng COVID-19 để:

– Hoàn thiện hồ sơ trình (bổ sung đầy đủ các văn bản có liên quan, trong đó có các văn bản đã ký với AZ và VNVC).

– Hoàn thiện tờ trình, dự thảo văn bản kèm theo, trong đó lưu ý bổ sung thông tin, dự kiến các nguồn vaccine, số lượng vaccine có thể được tài trợ, viện trợ, mua được trong giai đoạn từ nay đến ngày 31/12/2021; căn cứ tình hình tổng thể đó, đề xuất số lượng cần mua cho hiệu quả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 9/6/2021.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Bài mới
Đọc nhiều