+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia Singapore phân tích lý do Việt Nam có thể vượt Trung Quốc, trở thành “cường quốc xuất khẩu”

Bảo Trâm - 12/10/2021 10:00

Tổ chức AXA Invesment Mangers Asia tại Singapore đã có bài viết lấy ý kiến từ những chuyên gia kinh tế đưa ra những phân tích những lý do khiến Việt Nam có thể đánh bại Trung Quốc, trở thành “công xưởng mới của thế giới”, đồng thời vươn lên vị trí “cường quốc xuất khẩu” trong tương lai.

Bài viết trên AXA lấy ý kiến từ 2 vị chuyên gia: Aidan Yao và Shirley Shen, với đánh giá rằng Việt Nam chính là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ bậc nhất, đặc biệt là những thành tích về xuất khẩu, thu hút FDI vô cùng ấn tượng bật xa các quốc gia trong khu vực. Hơn nữa, Việt Nam còn là quốc gia đạt kỷ lục về hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu trong nhiều thập kỷ gần đây.

“Việt Nam ngày càng trở thành quốc gia tiềm năng khiến thế giới bất ngờ, với khả năng cạnh tranh thương mại ngày càng tăng. Đặc biệt là tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất hấp dẫn toàn cầu”, tổ chức AXA nhận định.

Theo AXA, việc Việt Nam hội nhập thành công tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa giúp cho nền kinh tế thương mại phát triển mạnh mẽ.

Tại ASEAN, Việt Nam là quốc gia được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, thông qua quá trình phát triển hệ thống sản xuất, thu hút FDI và các tiềm năng về xuất khẩu nổi trội.

Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia được thế giới chú ý, điều đó thể hiện qua số lượng hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết trên toàn cầu, bao gồm nhiều nèn kinh tế lớn khác nhau: Nhật Bản (VJEPA), Liên minh Châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), RCEP… Đây cũng chính là lợi thế tạo ra môi trường tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với toàn thế giới.

Ngay từ những nghiên cứu trước của AXA đều có chung nhận định, Việt Nam là quốc gia có chiến thắng vô cùng nổi bật về thị phần xuất khẩu toàn cầu trong những năm gần đây.

Đặc biệt là khi Trung Quốc vươn lên thành công, khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, mà bỏ qua những khoảng trống tăng trưởng giá trị thấp hơn, thâm dụng lao động giá rẻ, khiến Trung Quốc dần mất đi khả năng cạnh tranh xuất khẩu so với một Việt Nam đang ngày càng bứt phá.

Theo AXA, trong thập kỷ qua “Việt Nam đã có những bứt phá vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của Châu Á, khi đạt được giá trị xuất khẩu tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua.”

Hơn nữa, cùng với khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, thu hút nguồn vốn FDI đã góp phần đưa Việt Nam vươn lên thành cường quốc xuất khẩu tại ASEAN nói riêng và cả Châu Á nói chung.

Theo AXA, tất cả số liệu đều cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, tăng 29% trong năm 2019. Vào năm 2020, Việt Nam còn là nhà nhập khẩu lớn thứ 6 vào thị trường Mỹ, tăng 6 bậc từ vị trí thứ 12 năm 2017.

Nói về nguồn vốn FDI, Việt Nam cũng là quốc gia có dòng vốn tăng nhanh nhất trong khu vực, bất chấp những khủng hoảng đến từ Covid-19.

Các doanh nghiệp FDI khẳng định không thay đổi chiến lược đầu tư tại Việt Nam

Đến năm 2020, Việt Nam đã có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005. Việt Nam cũng đã thăng hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới, tăng 23 bậc lên hạng 70 so với năm 2010.

Theo AXA, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, lắp ráp chính là khả năng thu hút doanh nghiệp tái định cư, tái thiết lập cứ điểm sản xuất.

Những vấn đề về an toàn, ổn định cùng nhiều ưu đãi đã giúp Việt Nam thu hút được hầu hết những ông lớn toàn cầu ở tất cả lĩnh vực: Google, Samsung, Pegatron, Microsoft, Intel, Nike…

Bảo Trâm (Theo AXA Invesment Mangers Asia)

Bài mới
Đọc nhiều