+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia: Không thể khẳng định ‘bệnh nhân 243’ lây từ Bạch Mai

08/04/2020 20:51

Theo SCMP, nền kinh tế thứ hai thế giới có thể đối mặt với một khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tương tự như thập kỷ suy thoái của Nhật Bản.

Dấu hiệu của “căn bệnh Nhật Bản”

Tờ Nikkei (Nhật Bản) đưa tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đang thể hiện dấu hiệu của sự suy thoái tương tự như Nhật Bản sau giai đoạn tăng trưởng bong bóng, khi hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng giảm sút khi bước vào giai đoạn dân số già.

“Khách hàng đã tiết kiệm hơn kể từ kết thúc kỳ nghỉ Lễ Lao động vào tháng 5”, một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh cho biết.

Theo đó, khoản tiêu dùng cho mỗi khách hàng đã giảm từ khoảng 400 nhân dân tệ xuống còn dưới 300 nhân dân tệ.

Ngoài ra, nhu cầu yếu dẫn đến mức lạm phát thấp, tạo ra sự tương đồng với tình trạng trì trệ kéo dài nhiều năm tại Nhật Bản từ năm 1990.

Cụ thể, tăng trưởng của Nhật Bản chậm lại mạnh sau khi bong bóng giá tài sản nổ vào cuối năm 1989, với các doanh nghiệp và gia đình đặt ưu tiên trả nợ hơn là tiêu tiền cho hàng hóa và dịch vụ.

Từ tháng 4/2023, nhiều dữ liệu kinh tế và thống kê dân số đã gợi lên lo ngại. Sau khi hạn chế do dịch COVID được dỡ bỏ, nền kinh tế Trung Quốc đã khởi đầu mạnh mẽ, nhưng dần bắt đầu “mất đà” trong quá trình phục hồi sau đại dịch. GDP quý II của quốc gia này gần như không có sự tăng trưởng so với quý trước. Các dấu hiệu về giảm phát đang trở nên phổ biến hơn, làm nảy sinh mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài.

“Kinh nghiệm từ Nhật Bản vào những năm 1990 cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ rơi vào ‘bẫy thanh khoản’, một tình huống trong đó chính sách tiền tệ chủ yếu trở nên vô hiệu và người tiêu dùng chọn giữ tiền mặt thay vì tiêu tiền,” bà Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis, đã phân tích.

Ông Yin Jianfeng, phó tổng giám đốc Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia của Trung Quốc, cơ quan tư vấn của nhà nước, cho rằng có những tín hiệu của “căn bệnh Nhật Bản” đang xuất hiện tại Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phủ nhận nguy cơ giảm phát. Tuy nhiên, Yin cho biết Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng giảm phát, dựa vào xu hướng chỉ số CPI cao hơn mức lạm phát thực tế.

Richard Koo, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Nomura, lên tiếng cho biết đã có dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp và hộ gia đình Trung Quốc không muốn vay mượn, ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất vào tháng 6 để thúc đẩy tiêu dùng.

“Đây là tín hiệu rất không tốt về tình hình kinh tế tổng thể. Mặc dù từ góc độ cá nhân, họ có thể đang thực hiện những quyết định đúng đắn, nhưng từ góc độ tổng thể, họ có thể đang gây hại cho nền kinh tế”, Koo nói với Bloomberg vào đầu tháng này.

“Trả giá đắt”

Lo ngại về hướng phát triển của nền kinh tế đang được thể hiện bởi người dân Trung Quốc.

“Mối lo âu về tương lai đã thấm sâu vào tâm trí của nhiều người,” một nhân viên nhà hàng từng trải qua giai đoạn phong tỏa chống Covid-19 tại Thượng Hải vào mùa xuân năm 2022 chia sẻ.

Người tiêu dùng không có ý định tiến hành các giao dịch lớn như mua sắm nhà cửa hay hàng hoá bền vững. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng đang tiết kiệm hơn vì tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên vượt quá 20%.

Tiền tệ đang nằm yên trong các ngân hàng, tương tự như tình hình ở Nhật Bản sau giai đoạn bong bóng kinh tế. Tại Nhật Bản, xu hướng thích tiết kiệm hơn là chi tiêu đã tạo ra một tình trạng thiếu thanh khoản, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy kinh tế.

Tỷ lệ suy giảm nhanh của dân số Trung Quốc cũng có xu hướng tương tự với “hiện tượng Nhật Bản”. Một số dự đoán ước tính rằng sẽ có ít hơn 8 triệu trường hợp sinh trong năm nay, và có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng cùng việc thu hẹp thị trường tiêu dùng.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ kinh nghiệm sau giai đoạn bong bóng kinh tế của Nhật Bản. Yasunari Ueno, nhà kinh tế trưởng thị trường tại Mizuho Securities, đánh giá: “Họ tập trung vào việc tránh tình trạng bong bóng kinh tế vỡ quá đà và duy trì ổn định kinh tế và tài chính”.

“Nhưng giá phải trả nếu không học được bài học từ Nhật Bản về vấn đề dân số sẽ là rất lớn,” Ueno nhấn mạnh.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều