Chuyên gia IMF: “Không đâu bằng Việt Nam!”
Mới đây, IMF vừa công bố báo cáo thường niên, trong đó đặc biệt nhận định năm 2029, GDP của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP) đạt gần 2.343 tỷ USD, vượt qua Australia và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới. Đặc biệt, ông Paulo Medas – Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF cũng đặc biệt khẳng định Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài bậc nhất.
Khu vực Đông Nam Á
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết, trong năm 2023, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.438 tỷ USD. Indonesia là quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 4.391 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 1.563 tỷ USD.
Theo sau đó là Philippines với vị trị thứ 4, quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 1.280 tỷ USD. Malaysia xếp thứ 5 với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 1.221 tỷ USD. GDP (PPP) Singapore đạt khoảng 759,52 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.
Xét trên quy mô thế giới, năm 2023, quy mô GDP(PPP) Việt Nam xếp thứ 25 trên thế giới. Ở giai đoạn trước, quy mô GDP(PPP) Việt Nam thấp hơn một số nước như Hà Lan, Thụy Sỹ thì đến năm 2023, quy mô GDP(PPP) Việt Nam xếp trên những quốc gia này. Trong khi đó, GDP(PPP) Việt Nam vẫn xếp dưới một số quốc gia như Úc, Ba Lan.
IMF cũng đưa ra dự báo về quy mô GDP (PPP) năm 2024, Việt Nam được dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.
Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 1.644 tỷ USD. Philippines xếp thứ 4 với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 1.392 tỷ USD. GDP(PPP) Malaysia đạt khoảng 1.306 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Đến năm 2026, quy mô GDP (PPP) Việt Nam dự báo đạt khoảng 1.833 tỷ USD, vượt qua Thái Lan và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP(PPP) đạt khoảng 5.402 tỷ USD.
Giai đoạn 2026 – 2029, quy mô GDP(PPP) của Việt Nam được dự báo liên tục xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2029, IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam (2.343 tỷ USD) vượt qua Úc và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới. Trong khi đó, GDP (PPP) Úc đạt khoảng 2.188 tỷ USD, xếp thứ 24 trên thế giới; GDP (PPP) Ba Lan đạt khoảng 2.306 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới.
Toàn thế giới
Xét chung trên thế giới, vào năm 2023, quy mô GDP(PPP) Việt Nam xếp thứ 25 trên thế giới. Ở giai đoạn trước, quy mô GDP(PPP) Việt Nam thấp hơn một số nước như Hà Lan, Thụy Sỹ thì đến nay đã cao hơn các quốc gia này, nhưng vẫn xếp dưới Úc, Ba Lan.
Cụ thể, GDP(PPP) Hà Lan đạt khoảng 1.290 tỷ USD, xếp thứ 27 trên thế giới; GDP(PPP) Thụy Sỹ đạt khoảng 787 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới vào năm 2023. Cùng với đó, GDP(PPP) Úc đạt khoảng 1.724 tỷ USD, xếp thứ 20 trên thế giới; GDP(PPP) Ba Lan đạt khoảng 1.706 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới vào năm 2023.
Đến năm 2029, IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam (2.343 tỷ USD) vượt qua Úc và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới. Trong khi đó, GDP(PPP) Úc đạt khoảng 2.188 tỷ USD, xếp thứ 24 trên thế giới; GDP(PPP) Ba Lan đạt khoảng 2.306 tỷ USD, xếp thứ 21 trên thế giới.
Năm 2029, top 20 nền kinh tế có GDP(PPP) lớn nhất thế giới theo dự báo IMF gồm có: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Ý, Hàn Quốc, Ả Rập Xê – út, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập, Bangladesh và Việt Nam.
GDP PPP (viết tắt của Gross Domestic Product Purchasing Power Parity), có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương.
GDP PPP đo lường giá trị toàn bộ của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một năm dựa trên sức mua của tiền tệ địa phương. Điều này có nghĩa rằng GDP (PPP) xem xét sự khác biệt trong giá cả và sức mua giữa các quốc gia, cho phép so sánh trực tiếp giữa các nền kinh tế quốc gia khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các biến đổi tỷ giá hối đoái.
“Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư”
Đặc biệt, Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), ông Paulo Medas – Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF đã đưa ra nhận định trước báo giới cho rằng Việt Nam đã và đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư.
Theo ông Paulo Medas, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và bất ổn địa chính trị gia tăng. Ông ông Paulo Medas khẳng định, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5,66% trong quý I/2024. Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng mạnh, hỗ trợ đà tăng trưởng chung. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân, đang ở mức yếu và là rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.
IMF dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 6% trong năm 2024, nhờ vào sự phục hồi của nhu cầu trong nước và chính sách tài khóa hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, IMF cũng khuyến nghị Việt Nam cần có chính sách tài khóa linh hoạt để ứng phó với rủi ro và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng do biến động toàn cầu, IMF cho rằng Việt Nam có thể cần phải tăng lãi suất để kiềm chế áp lực giá cả. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cần được thực hiện thận trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
Ông Paulo Medas đánh giá, trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng sang châu Á, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút lượng lớn FDI nhờ vào môi trường đầu tư ổn định, nền kinh tế tăng trưởng cao, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ. Tuy nhiên, để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).
IMF vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 5,8%, đồng thời giảm dự báo năm 2025 từ 6,9% xuống 6,5%. Ngoài ra, IMF cũng hạ một loạt dự báo dài hạn của Việt Nam kể từ năm 2025 đến 2029.
IMF cũng dự báo giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng 3,7% trong năm 2024, cao hơn so với kết quả 3,3% của năm ngoái, sau đó giảm xuống 3,4% vào năm 2025. Thặng dư tài khoản vãng lai trong năm 2024 dự báo sẽ giảm đáng kể, xuống 2,3% GDP trong năm 2024, so với mức 5,1% vào năm 2023. Cán cân này sẽ tiếp tục giảm xuống 2% GDP vào năm 2025.
IMF dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2024 của Việt Nam sẽ nhích nhẹ lên 2,1%, cao hơn 0,1 điểm % so với 2023. Sang 2025, tỷ lệ thất nghiệp sẽ điều chỉnh xuống 2%.
Bảo Trâm