Chuyên gia chỉ 10 cách phòng Covid-19 khi đi siêu thị
Việc truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên không gian mạng nhận được sự chú ý của dư luận. Ngoài nhiều ý kiến ủng hộ, một số ý kiến cũng băn khoăn phải chăng việc xử lý “những tranh cãi nhỏ nhặt trên mạng” là quá mạnh tay? Thậm chí một tờ báo nước ngoài còn xuyên tạc cho rằng việc xử lý này là “vi phạm quyền công dân”. Vậy quyền công dân có cho phép các cá nhân được tùy nghi “tranh cãi” trên mạng hay không?
Phân biệt giữa pháp luật hình sự và dân sự
Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, làm phát sinh trách nhiệm dân sự.
Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, mà theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 phải bị xử lý hình sự.
Tóm lại, vi phạm pháp luật dân sự là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Trong khi đó, vi phạm pháp luật hình sự là hành vi xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân mà Nhà nước bảo vệ.
Ví dụ, A lập hợp đồng dân sự cho B vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định. Đến hạn trả nợ theo hợp đồng, B ngang nhiên từ chối trả nợ cho A. Theo đó hành vi của B cùng lúc vi phạm cả pháp luật dân sự (vi phạm hợp đồng với A) và vi phạm pháp luật hình sự vì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 Bộ luật Hình sự (quyền sở hữu tài sản của A được pháp luật bảo vệ).
Từ đó cho thấy, nguyên tắc lập pháp Việt Nam rất rõ ràng trong việc xác định hành vi vi phạm pháp luật, cùng một hành vi nhưng xâm phạm cùng lúc nhiều chủ thể đều sẽ bị xử lý tương ứng theo quy định của pháp luật.
Hành vi của Hàn Ni là “gây nguy hiểm cho xã hội”
Ngày 23/01/2024, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, luật sư, nhà báo) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo kết luận điều tra, từ tháng 9/2021 đến tháng 02/2022, Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản Youtube và Facebook “Nhà Báo Hàn Ni” để đăng bài, tổ chức nhiều buổi ghi hình phát trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của ông Huỳnh Uy Dũng (SN 1971, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam) và vợ là bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam), xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu của cặp vợ chồng này.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TPHCM, trong buổi phát trực tiếp ngày 03/9/2021, Đặng Thị Hàn Ni có 4 phát ngôn liên quan đến thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của bà Nguyễn Phương Hằng, vi phạm Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Luật An ninh mạng năm 2018. Bị can Đặng Thị Hàn Ni khai nhận, nguyên nhân dẫn đến những phát ngôn trên là vì bà Nguyễn Phương Hằng đã ghi hình phát trực tiếp trên mạng xã hội cũng trong ngày 03/9/2021 có những lời lẽ xúc phạm đến bị can Hàn Ni. Từ đó, bị can Hàn Ni đã có buổi ghi hình phát lại vào cùng ngày để phản biện những nội dung mà bà Nguyễn Phương Hằng đã nói.
Về dân sự, bà Nguyễn Phương Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng và đại diện theo ủy quyền của Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu không có yêu cầu bồi thường gì đối với bị can Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ.
Ở đây có thể thấy, việc truy tố bà Hàn Ni không nhằm bảo vệ bà Phương Hằng, mà chính xác là bảo vệ quyền hợp pháp của công dân đối với uy tín (do bà Hàn Ni sử dụng các thông tin không chính xác) và quyền nhân thân (quyền bí mật nhân thân) được pháp luật bảo vệ.
Việc bà Hàn Ni có hành vi công khai các thông tin của người khác (thông tin chính xác và không chính xác) lên các mạng xã hội là gây nguy hiểm cho xã hội, gây mất an ninh trật tự xã hội. Và đó chính là lý do cần phải truy tố, xét xử bà Hàn Ni theo đúng quy định của pháp luật hình sự. Việc truy tố hình sự bà Hàn Ni và quyền bồi thường thiệt hại của bà Hàn Ni đối với vợ chồng bà Phương Hằng là hai vấn đề khác nhau.
Do “thiếu kiến thức” hay “lẫn lộn”?
Mới đây, lợi dụng thông tin về vụ việc này, tờ RFA đã có bài viết với tiêu đề “Việt Nam ‘lẫn lộn’ giữa luật dân sự và luật hình sự?”, trong đó đã đưa ra nhiều ý kiến, nhận định hết sức lệch lạc, thiếu kiến thức.
Trích dẫn nhận định của ông Nguyễn Văn Miếng, tờ RFA cho rằng: “Việc Việt Nam áp dụng Điều 331 và Điều 117 là nhằm mục đích bảo vệ chế độ và đàn áp người dân. Thế nhưng họ lại áp dụng một cách quá nặng nề, bởi vì hiến pháp nước CHXHCNVN cho người dân tất cả các quyền tự do dân chủ, cũng như quyền đóng góp ý kiến xây dựng nhà nước. Đó là quyền công dân.
Thực tế trong cuộc sống, khi người dân có sự chỉ trích lẫn nhau, hoặc có ý kiến gì đó không tích cực đối với nhà nước thì lập tức chính quyền sẽ áp dụng Điều 331 và Điều 117 để bỏ tù người dân. Khi áp dụng như vậy, họ vi phạm luôn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên.
Giữa hai người dân có thể mạ lị, phỉ báng nhau trên không gian mạng. Trong trường hợp này, bộ luật dân sự của nước CHXHCNVN cũng cho họ quyền kiện ra tòa dân sự, yêu cầu bên kia bồi thường. Mình có quyền chứng minh thiệt hại và yêu cầu bên kia bồi thường. Hiện nay, họ áp dụng tràn lan Điều 331 và Điều 117 là do có bàn tay của công an, có bàn tay của nhà nước.”.
Thứ nhất, ông Miếng cho rằng công dân có quyền “mạ lị, phỉ báng nhau trên không gian mạng” là không chính xác, là cố tính đánh đồng giữa hành vi “vu khống” với hành vi “tranh luận”. Thực thế cho thấy, pháp luật Việt Nam không hề ngăn cấm các hành vi tranh luận, nêu ý kiến giữa hai cá nhân hoặc thậm chí giữa công dân với Nhà nước. Nhưng hành vi tranh luận phải dựa trên các thông tin chính xác, được pháp luật cho phép sử dụng.
Việc sử dụng các thông tin không chính xác, các thông tin không được phép sử dụng để tranh luận chính là hành vi “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” để nhằm thực hiện hành vi phạm tội, và việc xử lý các hành vi này là hoàn toàn hợp tình, hợp lý.
Thứ hai, việc ông Miếng cho rằng pháp luật Việt Nam sử dụng hình sự thay cho dân sự là rất thiếu kiến thức. Thực tế như đã phân tích ở trên, hành vi của bà Hàn Ni cùng lúc phải chịu hậu quả pháp lý đối với trách nhiệm hình sự (do xâm phạm các quyền công dân được Nhà nước bảo vệ) và trách nhiệm dân sự (do xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng bà Phương Hằng). Hai trách nhiệm hình sự và dân sự không hề có sự chồng lấn, thay thế cho nhau trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Ở đây, pháp luật Việt Nam thậm chí còn “loại trừ” các “thủ thuật pháp lý” nhằm sử dụng dân sự để thay cho hình sự trong việc xử lý vi phạm pháp luật. Việc các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý bằng trách nhiệm tương xứng bất kể cá nhân vi phạm có năng lực “đền bù” đến đâu đi chăng nữa, mà chúng ta đều thấy chính bà Phương Hằng là ví dụ điển hình trong bản án mà bà đang phải thực hiện.
Thành An