+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đại dịch do chủng mới virus H1N1 ở TQ

01/07/2020 06:53

Không phải đến bây giờ, mà ngay từ cuối tháng 03/2022, câu chuyện Việt Nam bỏ phiếu trắng trong phiên họp lần hai của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) đối với một Nghị quyết do Ukraine và các đồng minh soạn thảo đã trở thành đề tài “hấp dẫn” để các kênh truyền thông thù địch với nhà nước Việt Nam khai thác.

Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, đáng tin cậy của Liên Hiệp Quốc

Từ nhiều năm nay, các hãng truyền thông thù địch với Việt Nam, như: RFI, VOA, BBC Tiếng Việt…luôn “rình rập” rất kỹ mọi động thái đối nội, đối ngoại của Việt Nam.

Các hãng truyền thông này thường xuyên đưa những bản tin xuyên tạc sự thật, hướng lái dư luận hải ngoại và quốc tế về tình hình Việt Nam. Qua đó, thực thi âm mưu dùng thông tin bẩn bôi nhọ uy tín Việt Nam, tận dụng tiếng nói của một số đối tượng cơ hội chính trị, tha hóa, biến chất trong nước lôi kéo người dân vào các kế hoạch diễn biến hòa bình, hậu thuẫn cho âm mưu chống phá chính quyền Việt Nam.

Vì lẽ đó, không hề khó hiểu khi sự việc Việt Nam đưa phiếu trắng, không chọn đứng về phe nào trong cuộc xung đột Nga – Ukraine từ hơn một năm nay đã trở thành miếng bánh mì ngon với cơn đói khát đề tài vu khống của các cơ quan truyền thông nói trên.

Dưới hình thức đăng tải các phát biểu nước đôi, đánh tráo khái niệm của một số “cựu chiến binh” với tên tuổi rất mơ hồ, chẳng thể xác minh, các cơ quan truyền thông thù địch với Việt Nam đã đi một nước cờ hết sức thâm độc, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân về chính sách đối ngoại của nước ta. Thậm chí, trong một bài đăng của BBC Tiếng Việt, có hẳn một câu hỏi rằng “nếu một lúc nào đó Việt Nam bị xâm lược, mà các nước bỏ phiếu trắng thì sẽ thế nào“!

Đó hoàn toàn là những luận điệu sai lầm, và lệch lạc. Sự thật là Việt Nam chưa bao giờ đi ngược lại các nguyên tắc đối ngoại của mình, từ ngoại giao cho đến quốc phòng.

Về đối ngoại, hơn 30 năm nay, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương ba khoá VII (6/1992) luôn là kim chỉ nam của ngoại giao Việt Nam. Kim chỉ nam đó là: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”.

Về quốc phòng, Việt Nam luôn kiên định thực hiện nguyên tắc “Bốn không”: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Quay trở lại với câu chuyện bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết liên quan đến xung đột Nga – Ukraine, ta thấy Việt Nam đã hoàn toàn tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch của mình trong ứng xử với hai đối tác quan trọng, có mối quan hệ truyền thống.

Bằng phiếu trắng, Việt Nam đã chọn không đứng về bất cứ phe phái nào, không liên kết quân sự với một nước hay một nhóm nước để chống lại bên còn lại, và luôn đề cao nguyên tắc bình đẳng, kiềm chế, dùng thương lượng để giải quyết xung đột.

Còn với luận điệu cho rằng bây giờ Việt Nam bỏ phiếu trắng, thì sẽ “há miệng mắc quai” nếu sau này Việt Nam bị xâm lược và cộng đồng quốc tế cũng bỏ phiếu trắng không ủng hộ Việt Nam, thì lại càng nực cười.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay lúc này Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/200 quốc gia và vùng lãnh thổ, duy trì quan hệ quốc phòng tốt đẹp với 80 nước, trong đó có cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đó đều là thành quả của việc kiên trì tuân thủ các nguyên tắc đối ngoại và quốc phòng nhất quán đã nói ở trên.

Đặt lợi ích quốc gia lên cao nhất với mục tiêu độc lập, tự chủ, hòa bình, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam hẳn nhiên cố hết sức tránh một cuộc chiến tranh với bất cứ nước nào trong tương lai. Nhưng bằng lịch sử, và tất cả những gì đã trải qua, Việt Nam luôn có chính nghĩa để tin vào chiến thắng của mình.

Phạm Khoa

Bài mới
Đọc nhiều