+
Aa
-
like
comment

Chuyến đi Mỹ của một vị bộ trưởng Việt Nam sẽ khiến cho Trung Quốc run sợ trên biển Đông

Thu An - 18/10/2019 11:11

Khi hội nghị Trung ương 11 vừa kết thúc, đã có những luồng dư luận tiêu cực cho rằng, chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề nhân sự mà không để ý đến vấn đề biển Đông cũng như không kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách toàn diện thì Việt Nam đã và đang có những bước đi chiến lược để khiến Trung Quốc phải khiếp sợ trên biển Đông và nó còn diễn ra trước hội nghị 11.

Bước đi chiến lược mà Việt Nam vừa thực hiện đó là việc bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại Mỹ đã chính thức công khai các thông điệp và ký kết chia sẻ bài toán năng lượng cùng nước này. Việc kí kết này là một trái ngọt cho sự kiên trì của Việt Nam suốt những năm qua. Bởi không phải ngẫu nhiên mà từ các hội thảo về khí tự nhiên, các hội nghị về ứng phó thảm họa về thiên nhiên bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh là khách mời danh dự cho hàng loạt các hoạt động này. Không phải ngẫu nhiên mà công ty AES Corporation của Mỹ đã được Việt Nam cho phép đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 công suất 1.240MW ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh. Và mới đây Việt Nam đã phê duyệt khoản đầu tư của công ty Energy Capital Vietnam của Mỹ vào một dự án năng lượng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng có gí trị năng lượng cao và ít gây ảnh hưởng đến môi trường) khác trị giá hơn 5 tỷ USD. Đồng thời vào giữa tháng 9, một công ty khác của Mỹ là Fluefied Natural Gas Ltd (LNG Ltd) đã ký một thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp cho tỉnh Bạc Liêu 2 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án Magnolia LNG LLC ở Louisiana. Theo thỏa thuận, LNG Ltd sẽ xây dựng tại Bạc Liêu một trạm tiếp nhận LNG và một nhà máy nhiệt điện công suất 3.200 MW và công ty này sẽ cung cấp khí đốt, trong khi Delta Offshore Energy sẽ sản xuất và bán điện. Việc xây dựng cả 2 nhà máy trên được hoàn thành vào năm 2023.

Việc kí kết hàng loạt việc hợp tác an ninh năng lượng với Mỹ cho thấy, Việt Nam đang có bước chuyển mình từ than sang khí đốt tự nhiên và khí hóa lỏng. Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc (xem chi tiết tại đây), thậm chí bấy lâu nay Bắc Kinh cũng chính là nguồn cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam, chiếm tới 36,4% tổng khí nhập. Tuy nhiên, bóng ma Trung Quốc sẽ dần bị Việt Nam loại bỏ khi 357,9 nghìn tấn khí hóa lỏng sẽ được cung cấp bởi các công ty của Mỹ với hàng loạt nhà máy điện do nước này đầu tư ở cả ba miền của Việt Nam.

Điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ là chuyện An ninh năng lượng, không chỉ là bài toán cân bằng cán cân thương mại mà còn là vấn đề An ninh Biển Đông. Bởi với công suất lớn của các nhà máy điện đã và đang được tiến hành xây dựng thì Việt Nam hàng năm sẽ mua khí hoá lỏng của Mỹ với khối lượng hàng triệu tấn trị giá cả chục tỷ đô la. Điều này cũng có nghĩa, các đội tàu thương mại của Mỹ sẽ tấp nập trên biển Đông. Và tất nhiên, sự hiện diện thường xuyên và tấp nập này kèm theo hệ thống bảo vệ an toàn bắt buộc xưa nay sẽ tạo nên sự thường trực của các hạm đội của Mỹ ở Biển Đông. Điều đó sẽ tạo nên sự thường trực ứng phó của hải quân Mỹ trước những nguy cơ mất an toàn của các tàu thương mại của Mỹ, đảm bảo Trung Quốc sẽ phải nghi ngại khi muốn có một hành động nào đó khiêu khích trên biển Đông. Thậm chí, với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra, việc hiện diện của tàu hải quân Mỹ còn khiến Bắc Kinh phải run sợ, không dám có những hành động chọc tức đến cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump.

Từ sự kiện trên có thể thấy rằng, Việt Nam đã và đang có những bước đi chiến lược để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nên nhớ cuộc đấu tranh chống gã khổng lồ tham lam và to mồm này diễn ra hàng nghìn năm nay chứ chứ không phải đợi đến hội nghị này hay đại hội kia mới được tiến hành.

Thu An

Bài mới
Đọc nhiều